Level: Beginner - Vỡ lòng

Những bài viết tại đây giúp cho người mới bắt đầu nghiên cứu Arduino có thể tiếp cận với nó dễ dàng hơn.

Mẹo nhỏ khi làm việc với Arduino

Xin chào các bạn!

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu các bạn một số mẹo nhỏ trong quá trình làm việc với Arduino. Thời điểm hiện tại, những mẹo này là do bản thân mình khi làm việc với Arduino đã rút ra kinh nghiệm, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn laugh

Với những bậc tiền bối "lão làng" nếu đọc qua bài viết này mà thấy có gì sơ sót "xin ném đá nhẹ tay" và viết bình luận ở dưới để giúp bài viết của mình hoàn thiện hơn.

Bài viết sẽ được cập nhật liên tục khi có mẹo mới.  Để hoàn thiện bài viết này mình rất mong nhận được sự chia sẻ từ các bạn: những khó khăn gặp phải (để chúng ta cùng bàn "loạn" tìm ra hướng giải quyết) cũng như mẹo nhỏ khi làm việc với Arduino của chính bản thân các bạn.

 

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cảm biến mưa với Arduino

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết mưa bằng mắt thường hoặc cảm nhận ở da. Với tư tưởng ấy, các hệ thống điện tử phát hiện mưa cũng chia ra làm hai loại: thứ nhất là dùng camera để nhận biết và loại thứ hai là dùng cảm biến (tương tự da của con người). Vậy Arduino có thể phát hiện mưa bằng cách nào ?

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Sử dụng cảm biến khoảng cách HC-SR04

Xin chào, hôm nay mình sẽ giới thiệu về cách sử dụng cảm biến khoảng cách HC-SR04. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của HC-SR04. và cách sử dụng với Arduino.

lên
29 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Đọc tốc độ của quạt CPU (quạt 12Vol - hay quạt 3 dây)

Trong bài viết này, mục tiêu mà tớ hướng đến là đọc tốc độ của quạt CPU từ đó giải thích cho các bạn về cách thức hoạt động của interrupt (ngắt). Đừng lo lắng khi nghe đến khái niệm interrupt mới mẻ này. Vì khái niệm này rất đơn giản thôi!

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Làm đèn nhấp nháy trên xe cảnh sát

Đây là một ví dụ về sự sáng tạo cực kỳ đơn giản với Arduino và LED. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ cho các bạn rằng, chúng ta chỉ cần biết một ít kiến thức về Arduino là có thể làm được những ứng dụng độc đáo ngay. Cụ thể, là bạn chỉ cần đọc qua bài Bài 2: Cách làm đèn LED nhấp nháy theo yêu cầu là có thể làm được ví dụ trong bài viết này rồi. Khá là hay đấy nhé!

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Các rắc rối thường gặp khi làm việc với Arduino

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn các rắc rối thường gặp khi làm việc với Arduino. Mặc dù tôi đã nghiên cứu Arduino được khá lâu nhưng thỉnh thoảng tôi cũng hay gặp phải chúng. Bài viết có thể sẽ được cập nhật dần để bao quát hết được các xu hướng mắc lỗi thường gặp cũng như những lỗi hay hiện tượng "từ trên trời rơi xuống" của người mới nghiên cứu Arduino.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu Servo SG90 và cách điều khiển bằng biến trở

Servo là một hệ thống truyền chuyển động bao gồm: motor, bánh răng, mạch điều khiển. Cho phép đầu ra dịch chuyển từ 0 đến 180 độ. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như: điều khiển góc quay của camera quan sát, điều chỉnh góc của một chiếc xe điều khiển từ xa, hay là điều chỉnh góc của cánh tà máy bay, cho đến việc gắp vật / di chuyển cánh tay robot...

lên
46 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Với Arduino, bạn có thể phát ra được nhạc. Nhạc được phát ra dưới dạng các sóng có tần số khác nhau, chúng tôi đã tập hợp các tần số dưới dạng tên các nốt nhạc. Và qua ví dụ này, bận sẽ biết cách phát nhạc từ Arduino và làm ra nhạc cho Arduino!

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 11: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) - INPUT_PULLUP

Tại bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button), bạn đã biết được cách để đọc tín hiệu từ một button bằng cách thiết đặt chân digital là INPUT. Hôm nay, ta cũng đào xới vấn đề đọc trạng thái của một nút nhấn, nhưng đi theo một hướng khác (không dùng điện trở như trong Bài 3). Cách làm này đơn giản hơn và thực tế thường được ứng dụng.

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 10: Đếm số lần nhấn một button - ButtonStateChange

Nếu bạn đã đọc qua Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) thì chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng một button. Nhưng đôi khi bạn muốn button của bạn đặc biệt hơn một tí, chẳng hạn như là nhấn vài ba lần thì mới thực hiện chức năng của nó. Để làm được điều này, bạn cần biết được lúc nào button được nhấn và lúc nào button được thả ra, và đếm số lần. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề này.

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Đăng kí nhận RSS - Level: Beginner - Vỡ lòng