Nào cùng làm!

Chuyên mục này cung cấp cho bạn hướng dẫn thực hiện những dự án Arduino đơn giản. Nếu bạn đang thực hiện dự án của mình, bạn có thể chia sẻ nó cho cộng đồng tại đây. Những phản hồi từ cộng đồng nghiên cứu Arduino sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn nữa công trình của mình.

C# (WinForms) - Vẽ đồ thị theo thời gian thực từ Arduino

Tiếp nối và bổ sung loạt bài về C# trên Cộng đồng Arduino Việt Nam, mình sẽ giới thiệu với các bạn cách để “Vẽ đồ thị theo thị theo thời gian thực từ Arduino”, nhưng ở đây mình sẽ tổng hợp nhiều nội dung lại để cho mọi người có cái nhìn tổng quan hơn nhé, cho nên bố cục của bài viết sẽ gồm các phần:

  • Giao tiếp với Arduino thông qua giao thức Serial, công cụ sử dụng là Windows Forms.
  • Điều khiển nhận, lưu, xóa dữ liệu trên Windows Forms
  • Hiển thị dữ liệu bằng đối tượng ListView (Đã có một bài viết về việc hiển thị dữ liệu với TextBox, nhưng việc sử dụng TextBox không thuận tiện cho việc lưu dữ liệu sang Excel để tính toán và phân tích)
  • Vẽ đồ thị theo thời gian thực (Đây là nội dung chính của bài viết)
  • Lưu dữ liệu sang Excel (Cũng đã có một bài viết về vấn đề này rồi, nhưng ở đây mình muốn viết theo cách mà mình làm vì dữ liệu mình lưu là dữ liệu thực và tương đối lớn)

Nếu các bạn hứng thú, hãy bắt tay vào làm nào.

lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Đo đạc & hiển thị kết quả trực tiếp lên đồ thị Excel

PLX-DAQ là một add-on (tiện ích) hữu ích đơn giản giúp giao tiếp dữ liệu giữa cổng giao tiếp của máy tính với các cell (ô dữ liệu) trong file Excel. Ta có thể ứng dụng add-on này để giúp lưu trữ và hiển thị các kết quả do Arduino gửi về dưới dạng các đồ thị hoặc sơ đồ.

Để thực hiện công việc này, cần thực hiện 2 bước sau đây:

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Xây dựng Rada trên board arduino và hiển thị trên LCD - Dự án RADUINO

Đã có nhiều bài viết về cách làm rada hiển thị lên màn hình máy tính. Tương tự, mình cũng sẽ làm một chiếc rada cảnh báo hiển thị lên một vài LCD thông dụng hiện nay.

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 5): Tìm số điện thoại ông trùm Tổ Chức Áo Đen với Raspberry Pi và webcam

Trong cộng đồng chắc cũng không ít các bạn mê truyện thám tử lừng danh Conan. Trong chương 434, Conan tình cờ nghe được Vermouth liên lạc với ông trùm tổ chức áo đen qua điện thoại di động. Chắc là do ả sát thủ này không biết đến Raspberry Pi nên không biết rằng âm thanh phát ra từ bàn phím điện thoại di động có thể bị dùng để giải mã các thông tin quan trọng. Bài này tui sẽ demo cho các bạn hack lấy số điện thoại dựa vào âm thanh bàn phím với Raspberry Pi và webcam.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Thiết kế chuột máy tính trên không của riêng bạn

Hiện nay, những dự án chuột máy tính trên không đã sớm không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên việc sở hữu chúng chưa phải là thông dụng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tự mình thiết kế một chú chuột như thế ứng dụng để chơi game The Legend of Korra. Và tuyệt vời hơn nữa là sau bài viết này các bạn sẽ có một chiếc tay cầm chơi game độc đáo và sang chảnh hết sức! laugh

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 2): Nhận dạng khuôn mặt, giới tính và tuổi

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm quen với Watson IBM trên Raspberry Pi. Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại với bài toán nhận diện khuôn mặt. Trong bài khóa "thông minh" với OpenCV, dữ liệu nhận dạng khuôn mặt được đưa ra bởi một thuật toán "tĩnh" OpenCV trên laptop của các bạn và sau đó kết quả được chép thủ công vào Raspberry Pi. Raspberry chỉ việc dựa vào kết quả training và đưa ra kết quả nhận diện khuôn mặt. Đây chưa phải là giải pháp tối ưu vì giả sử bạn muốn thay đổi thuật toán mới hoặc train cho tốt hơn thì không thể thực hiện trên Pi được. Thay vậy, bạn có thể dùng dịch vụ cloud của Watson cho việc training và chỉ việc up hình lên để Watson nhận diện. Kết quả sẽ được trả về qua json với lượng thông tin phong phú hơn nhiều. 

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 1): Nhận dạng ngôn ngữ và tâm trạng

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm một khóa "thông minh" diện khuôn mặt với Raspberry Pi. Vì tài nguyên của Pi có hạn nên một phần công việc (cụ thể là phần training) phải được đảm nhận bởi một hệ thống khác là máy tính cá nhân của bạn. Đây cũng là xu thế của các sản phầm phần cứng trí thông minh nhân tạo trong tương lai: các phần cứng vật lý được kết nối với đám mây/ siêu máy tính để giải các thuật toán thông minh, nhường tài nguyên để robot thao tác với môi trường ngoại vi. Để làm hiểu rõ vấn đề này hơn tui sẽ hướng dẫn các bạn trong bài này xây dựng một hệ thống nhận diện giọng nói và đoán xem tâm trạng của người nói đang hỷ nộ ái ố ra sao. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 4): Demo khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn chuẩn bị phầm mềm cho dự án khóa thông minh nhận diện khuôn mặt, cụ thể là phần training lấy dữ liệu bằng python. Bài này ta sẽ bắt tay vào phần cứng và demo thử xem dữ liệu training của ta tốt đến đâu.

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

"Đi học thoai": Phần 6 - Hẹn giờ bật tắt đèn từ xa với Raspberry Pi

Trong bài trước tui đã hướng dẫn các bạn thu thập dữ liệu từ xa với Raspberry Pi và WebIOPi. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn 1 tí về ứng dụng WebIOPi qua việc thiết lập 1 hệ thống điều khiển bóng đèn từ xa qua Internet. Tutorial này được tham khảo từ trang http://webiopi.trouch.com/Tutorial_Basis.html

LƯU Ý: Tutorial này có liên quan đến nguồn điện 220V có thể gây chết người nên đề nghị các bạn cẩn thận. Tui không chịu trách nhiệm nếu tai nạn xảy ra.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

NOKIA5110 | Hướng dẫn sử dụng và chia sẻ thư viện HOÀNG SA

Xin chào các bạn, bộ thư viện ST7565 homephone có nhiều tính năng nổi bật, để sánh ngang tầm ưu việt, giờ đây lcd 84x48 NOKIA5110 đã có một phiên bản giống hệt như vậy. Cùng khám phá nào !!  

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Đăng kí nhận RSS - Nào cùng làm!