LOW

 Trong lập trình trên Arduino, LOW là một hằng số có giá trị nguyên là 0. Trong điện tử, LOW là mức điện áp 0V hoặc gần bằng 0V, giá trị này được định nghĩa khác nhau trong các mạch điện khác nhau, nhưng thường là 0V hoặc hơn một chút xíu.

LOW là một hằng số có giá trị nguyên là 0

Xét đoạn code ví dụ sau:

int led = 13;

void setup() {
    pinMode(led, OUTPUT);
}

void loop() {
    digitalWrite(led, HIGH);
    delay(1000);
    digitalWrite(led, LOW);
    delay(1000);
}

Đoạn code này có chức năng bật sáng đèn led nối với chân số 13 trên mạch Arduino (Arduino Nano, Arduino Uno R3, Arduino Mega 2560, ...). Bạn có thể tải đoạn chương trình này lên mạch Arduino của mình để kiểm chứng. Sau đó, hãy thử tải đoạn chương trình này lên:

int led = 13;

void setup() {
    pinMode(led, OUTPUT);
}

void loop() {
    digitalWrite(led, HIGH);
    delay(1000);
    digitalWrite(led, 0);
    delay(1000);
}

Sẽ xuất hiện 2 vấn đề:

  • Trong đoạn code thứ 2, "LOW" đã được sửa thành "0".
  • Đèn led trên mạch Arduino vẫn sáng bình thường với 2 chương trình khác nhau.

Điều này khẳng định "LOW là một hằng số có giá trị nguyên là 0" đã nêu ở trên.

LOW là một điện áp lớn hơn 0V

Điện áp (điện thế) tại một điểm là trị số hiệu điện thế giữa điểm đó và cực âm của nguồn điện (0V). Giả sử ta có một viên pin vuông 9V thì ta có thể nói điện áp ở cực dương của cục pin là 9V, ở cực âm là 0V, hoặc hiệu điện thế giữa 2 cực của cục pin là 9V.

Điện áp ở mức LOW không có giá trị cụ thể như 3.3V, 5V, 9V, ... mà trong mỗi loại mạch điện, nó có một trị số khác nhau nhưng thường là 0V hoặc gần bằng 0V. Trong các mạch Arduino, LOW được quy ước là mức 0V mặc dù 0.5V vẫn có thể được xem là LOW. Ví dụ như trong mạch Arduino Uno R3, theo nhà sản xuất, điện áp được xem là ở mức LOW nằm trong khoảng từ 0V đến 1.5V ở các chân I/O.

Reference Tags: 
lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

setup() và loop()

Những lệnh trong setup() sẽ được chạy khi chương trình của bạn khởi động. Bạn có thể sử dụng nó để khai báo giá trị của biến, khai báo thư viện, thiết lập các thông số,…

Sau khi setup() chạy xong, những lệnh trong loop() được chạy. Chúng sẽ lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi nào bạn ngắt nguồn của board Arduino mới thôi.

lên
107 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu về Phòng thí nghiệm bỏ túi PSLab

Vừa rồi giữa tháng 10 mình có đi dự Open Tech Summit do FOSSASIA tổ chức với vai trò là Workstop Facilitator thì có quen được vài anh chị trong ban tổ chức và được tặng một mạch PSLab về vọc chơi. Mình nghĩ board mạch này khá phù hợp cho các bạn maker bởi nó có rất nhiều chức năng mà trước giờ mình chưa bao giờ nghĩ là sẽ có thể sở hữu được một cái thứ gì có thể làm được như vậy ngay trong phòng của mình. Giá bán của nó tại sự kiện theo mình nhớ không nhầm là 1.200.000đ tương đương một con Raspberry Pi đời mới.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.