string

Giới thiệu

string tiếng Anh nghĩa là chuỗi. Trong một chương trình Arduino có 2 cách để định nghĩa chuỗi, cách thứ nhất là sử dụng mảng ký tự để biểu diễn chuỗi. Bài viết này xin mô tả chi tiết về cách thứ nhất.

Cách khai báo

char Str1[15]; // khai bảo chuỗi có độ dài là 15 ký tự.

char Str2[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o'}; //khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino (7 ký tự). Buộc phải khai báo chuỗi nằm giữa hai dấu nháy đơn nhé! 

char Str3[8] = {'a', 'r', 'd', 'u', 'i', 'n', 'o', '\0'};//khai báo chuỗi có độ dài tối đa là 8 ký tự và đặt nó giá trị ban đầu là arduino<ký tự null>  (8 ký tự)

char Str4[ ] = "arduino";// Chương trình dịch sẽ tự động điều chỉnh kích thước cho chuỗi Str4 này và ngoài ra bạn phải đặt một chuối trong dấu ngoặc kép

char Str5[8] = "arduino";// Một cách khai báo như Str3
char Str6[15] = "arduino"; // Một cách khai báo khác với độ dài tối đa lớn hơn

CHÚ Ý: mỗi chuỗi đều cần có 1 ký tự NULL, nếu bạn không khai báo ký tự NULL (\0) ở cuối thì trình biên dịch sẽ tự động thêm vào. Đó là lý do vì sao Str2, Str4 lại có độ dài là 8 nhưng chỉ chứa một chuỗi 7 ký tự. Ký tự NULL này để làm gì? Nó dùng để trình biên dịch biết điểm dừng của một chuỗi! Nếu không nó sẽ đọc tiếp những phần bộ nhớ khác (mà phần ấy không lưu chuỗi)

Bạn có thể khai bảo một chuỗi dài như sau:

char myString[] = "This is the first line"
" this is the second line"
" etcetera"

Mảng chuỗi

Khi cần phải thao tác với một lượng lớn chuỗi (ví dụ như trong các ứng dụng trả lời người dùng bằng LCD) thì bạn cần sử dụng một mảng chuỗi. Mà bản chất của chuỗi là mảng các ký tự. Vì vậy để khai báo 1 mảng chuỗi bạn cần sử dụng một mảng 2 chiều!

Để khai báo một mảng chuỗi, rất đơn giản:

char* myStrings[] = {"I'm number 1", "I'm number 2"};

Chỉ cần thêm dấu * sau chữ char và trong dấu ngoặc vuông phía sau myStrings bạn có thể thiết đặt số lượng phần tử tối đa của mảng chuỗi!

Ví dụ

char* myStrings[]={"This is string 1", "This is string 2", "This is string 3",
"This is string 4", "This is string 5","This is string 6"};

void setup(){
Serial.begin(9600);
}

void loop(){
for (int i = 0; i < 6; i++){
   Serial.println(myStrings[i]);
   delay(500);
   }
}

 

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Kết quả VMIG - Chúc mừng 40 + 10 dự án được vào vòng trong

Cuối cùng, chúng ta đã có kết quả vòng 1 - vòng loại ý tưởng của cuộc thi VMIG. Ngoài 40 dự án được tài trợ board và tài trợ tiền theo hoạch định ban đầu, chúng ta còn có thêm 10 dự án tiềm năng được tài trợ board (không được tài trợ tiền).

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.