tone()

Giới thiệu

Hàm này sẽ tạo ra một sóng vuông ở tần số được định trước (chỉ nửa chu kỳ) tại một pin digital bất kỳ (analog vẫn được). Thời hạn của quá trình tạo ra sóng âm có thể được định trước hoặc nó sẽ phát ra âm thanh liên tục cho đến khi Arduino IDE chạy hàm noTone(). Chân digital đó cần được kết nối tới một buzzer hoặc một loa để có thể phát được âm thanh.

Lưu ý rằng, chỉ có thể sử dụng duy nhất mộ hàm tone() trong cùng một thời điểm. Nếu hàm tone() đang chạy trên một pin nào đó, bây giờ bạn lại tone() thêm một lần nữa thì hàm tone() sau sẽ không có hiệu lực. Nếu bạn tone() lên pin đang được tone() thì hàm tone() sau sẽ thay đổi tần số sóng của pin đó.

Trên mạch Arduino Mega, sử dụng hàm tone() thì sẽ can thiệp đến đầu ra PWM tại các chân digital 3 và digital 11.

Hàm tone() sẽ không thể phát ra âm thanh có tần số < 31 Hz. Để biết têm về kĩ thuật này, hãy xem trang này.

Chú ý: Nếu bạn muốn chơi nhiều cao độ khác nhau trên nhiều pin. Thì trước khi chơi trên một pin khác thì bạn phải noTone() trên pin đang được sử dụng.

Cú pháp

tone(pin, frequency)
tone(pin, frequency, duration) 

Tham số

pin: cổng digial / analog mà bạn muốn chơi nhạc (nói cách khác là pin được kết nối tới loa)

frequency: tần số của sóng vuông (sóng âm) - unsigned int

duration: thời gian phát nhạc, đơn vị là mili giây (tùy chọn) - unsigned long

Trả về

không

Ví dụ

Bài 12: Phát nhạc bằng Arduino với một cái loa hoặc buzzer

Reference Tags: 
lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cách dữ liệu được truyền đi trong sóng vô tuyến

Có 2 phương thức truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, đó là AM và FM. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe qua 2 khái niệm đó rồi phải không nào? Nếu không nhớ thì bạn hãy tìm ngay một chiếc radio và bật lên để cùng nghe những thông tin bổ ích từ các đài phát thanh qua sóng FM. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 2 phương thức này, cái nào tốt hơn cái nào nhé.

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 2: Attiny13 - Trợ thủ đắc lực của Arduino - Lập trình nó?

Attiny13 là một vi điều khiển cực kỳ nhỏ (chỉ có 8 chân) và 1 KB Flash. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể làm được rất nhiều thứ trên nó. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về con ATTiny13 này, sau đó là tìm hiêu cách lập trình để làm 1 đèn LED nhấp nháy!

Bài viết này cũng không quá khó, bạn chỉ cần tập trung vào các định nghĩa, bookmark bài viết này (để xem cách mắc mạch),...

lên
33 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.