Cách dữ liệu được truyền đi trong sóng vô tuyến

Giới thiệu

Có 2 phương thức truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, đó là AM và FM. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe qua 2 khái niệm đó rồi phải không nào? Nếu không nhớ thì bạn hãy tìm ngay một chiếc radio và bật lên để cùng nghe những thông tin bổ ích từ các đài phát thanh qua sóng FM. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 2 phương thức này, cái nào tốt hơn cái nào nhé.

Làm rõ một số khái niệm

Để hiểu rõ 2 phương thức truyền thông tin trong sóng AM và FM, chúng ta cần nắm bắt rõ 2 khái niệm sau:

  1. Biên độ (Amplitude): Nó chính là "độ cao" của một cột sóng. Biên độ càng lớn, cột sóng càng cao.
  2. Tần số (frequency): Theo định nghĩa dân giang là độ gần giữa các cột sóng. Tần số càng lớn, các cột sóng càng gần nhau.

Sóng có biên độ thấp / biên độ cao

Sóng có tần số cao

Sóng có tần số thấp

Sóng A.M

Sóng A.M là viết tắt của từ amplitude modulation - (điều chế hoặc thay đổi) biên độ. Điều đó có nghĩa là, các thông tin sẽ được truyền vào sóng bằng cách thay đổi biên độ của các cột sóng. Ví dụ, nếu chúng ta muốn gửi các thông tin đã được mã hóa thành các bit 0 hoặc 1, thì ta chỉ việc gửi một vệt sóng vô tuyến với 2 mức biên độ tương ứng (1 là HIGH, 0 là LOW).

Sóng F.M

Sóng F.M là viết tắt của từ frequency modulation - (điều chế hoặc thay đổi) tần số. Lúc này, biên độ sẽ không thay đổi nữa mà được giữ nguyên cố định ở một hằng số nhất định, cái thay đổi chính là tần số.

Điểm mạnh và yếu của từng loại sóng

  1. Sóng A.M:
    • Sóng AM có khả năng truyền đi rất xa (tùy theo cường độ máy phát)
    • Nhưng không xuyên tường tốt và khi không gian có các loại vật cản như mưa, âm thanh (tiếng ồn), sức cản không khí (nhiễu khí quyển) thì sẽ truyền không tốt.
  2. Sóng F.M:
    • Xuyên tường tốt, các tiếng ồn và việc nhiễu khí quyền sẽ không ảnh hưởng đến việc truyền sóng.
    • Không truyền xa được

Kết luận

Tùy vào vấn đề mà bạn gặp phải, bạn phải lựa chọn các loại sóng phù hợp. Bài viết này, mình chỉ mong muốn đưa ra rõ ràng 2 con đường trong việc truyền sóng để từ đó, bạn lựa chọn con đường phù hợp. Khi lựa chọn đường AM hoặc FM, bạn nên tìm kiếm thêm các thông tin về bộ phát / thu của loại đó để có thêm các thông tin chi tiết.

Chúc thành công!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

ROBOT HAI BÁNH TỰ CÂN BẰNG - 2 WHEEL SELF BALANCING ROBOT

Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn cách làm một robot tự cân bằng trên hai bánh xe bằng Arduino từ xe đồ chơi bị hỏng của thằng nhóc ở nhà. Tất nhiên, hai động cơ và hai bánh xe chưa bị hỏng nhé. laugh. Để robot tự cân bằng trên hai bánh xe thì chuyển động của nó tương tự như việc giữ thăng bằng một cây gậy trên ngón tay. Điều này chắc các bạn cũng đã từng thử trước đây.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Module Relay - Cách sử dụng rơ le và những ứng dụng hay của nó

Rơ-le là một loại linh kiện điện tử thụ động rất hay gặp trong các ứng dụng thực tế. Khi bạn gặp các vấn đề liên quan đến công suất và cần sự ổn định cao, ngoài ra có thể dễ dàng bảo trì, thì rơ-le chính là cái bạn cần tìm. Vì vậy, hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về relay và các ứng dụng của nó trong cuộc sống!

lên
74 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.