Về chúng tôi

Chào mừng bạn đến với Arduino.vn

Cộng đồng Arduino duy nhất tại Việt Nam

Cộng đồng Arduino Việt Nam được sáng lập bởi những thành viên còn rất trẻ. Những thế hệ 9x Việt Nam. Điểm chung của những sáng lập viên là họ có niềm đam mê cháy bỏng. Đó là niềm đam mê công nghệ thông tin và điện tử, đam mê sáng tạo để tạo ra những điều lý thú.

Vào thời điểm hiện tại và trước đó (2012 - 2014) trên thế giới có một phong trào chế tạo các sản phẩm tự động phục vụ gia đình và công việc hàng ngày. Điều đáng nói ở đây những người sáng tạo ra các sản phẩm đó lại không phải là những người được đào tạo bài bản về điện tử và công nghệ. Họ có thể là học sinh, sinh viên, họa sĩ, kiến trúc sư, người chơi mô hình... Họ không chuyên về điện tử và tin học nhưng có đam mê tìm muốn và mong muốn sáng chế. Và yếu tố không thể thiếu để tạo nên phong trào mạnh mẽ đó chính là 1 sản phẩm điện tử dễ sử dụng có tên là Arduino.

Nếu bạn cần làm nhấp nháy 1 đèn LED, có thể bạn sẽ cần điện trở, tụ điện, transistor, IC số 555... Với Arduino thì lại khác, mạch có sẵn, lập trình trên máy tính, chạy ví dụ Blink, bấm phím nạp chương trình. Chỉ vậy thôi là đèn đã có thể nhấp nháy được rồi. Cảm giác khó tả vô cùng.

Điều gì thôi thúc chúng tôi tạo ra cộng đồng này?

Chúng tôi là những người đã từng bắt đầu với vạch xuất phát số 0 về điện tử (ngoài kiến thức vật lý điện được học trong trường phổ thông). Đã cảm nhận được ưu thế của Arduino với những người không chuyên. Chúng tôi mong muốn BẠN cũng làm được. Và lớn hơn nữa, chúng tôi mong muốn THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM làm được!

Việc chúng ta chưa phát triển mạnh về công nghệ thông tincông nghệ điện tử - tự động hóa là do điều kiện tiếp cận còn quá nhiều hạn chế. Chưa có một công cụ nào dễ dàng giới thiệu ngôn ngữ lập trình và tư duy logic lại tạo được cảm hứng mạnh mẽ để các em tự tìm hiểu và học tập. Nếu một đứa trẻ được tiếp xúc tốt với ngôn ngữ lập trình thì tư duy logic sẽ phát triển sớm đồng thời kiến thức về công nghệ thông tin được hình thành ngay từ đầu.

Sau này, có em sẽ là kỹ sư điện tử, em đó sẽ có kiến thức sâu và rộng về chuyên ngành của mình. Em khác làm nông nghiệp, em sẽ biết cách sử dụng máy móc vào sản xuất như thế nào. Có em sẽ là nhà quản lý kinh tế, em sẽ thấy được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ trong việc quản lý. Sẽ có em là bác sĩ, em sẽ biết tận dụng công nghệ thông tin cho việc học tập và nghiên cứu kiến thức chuyên ngành. Và còn nhiều nữa...

Sứ mệnh

Như vậy, sứ mệnh mà Arduino.vn thực hiện là phổ biến kiến thức rộng rãi về điện tửlập trình đến thế hệ trẻ Việt Nam. Tạo cho các em sự thích thú thật sự, để từ đó các em sẽ thấy rằng việc học tập tin học và vật lý không còn đơn điệunó là thực tiễnhấp dẫn đến thế nào. Từ đó, các em sẽ hình thành cho mình thói quen CHỦ ĐỘNG chiếm lĩnh tri thức. Chúng tôi không mong muốn một vài em sẽ làm được rất giỏi. Bời vì đó chỉ là điều tất yếu! Điều chúng tôi mong mỏi là TẤT CẢ các em đều hiểu và làm được theo ý mình!

Nếu bạn có cùng suy nghĩ với chúng tôi, hãy cùng đứng vào cộng đồng Arduino Việt Nam, cùng đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội Việt Nam. Bạn là cha mẹ có những đứa con, bạn là anh chị có những đứa em, bạn cũng là những người trưởng thành hơn từ chính cộng đồng Arduino Việt Nam. Bạn hãy đóng góp kiến thức của mình để không chỉ con mình, em mình, bạn mình có thể học tập được mà sẽ còn rất rất nhiều người khác nữa cũng sẽ rất biết ơn bạn. Và hơn thế nữa, bạn còn có một bộ thống kê điểm là điểm cộng đồng, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy.

Thế giới

Trên thế giới ngoài nền tảng điện tử Arduino còn có cả Raspberry Pi. Đây là một mẫu máy tính nhỏ gọn chạy hệ điều hành Linux. Raspberry Pi được phát triển cũng với mong muốn cho trẻ em được tiếp cận sớm với ngôn ngữ lập trình và phần cứng máy tính. Việc phổ biến kiến thức về Raspberry Pi không nằm ngoài tầm nhìn của chúng tôi. Nhưng Raspberry Pi sẽ phù hợp hơn ở bậc đại học hoặc ít nhất sau khi bạn đã vững kiến thức về Arduino.

Cộng đồng Arduino Việt Nam được xây dựng với mục tiêu hệ thống nội dung một cách rõ ràng, có tính phân loại cao, dễ sử dụng. Ngoài ra, Arduino.vn được xây dựng hệ thống duyệt bài nhiều lớp cho phép bài viết được tuyển chọn kĩ càng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chung mới được xuất bản. Tất cả đều vì mong muốn mang lại những trải nghiệm tốt nhất và dễ nhất cho người đọc. Phiên bản đầu tiên có tên mã Hoàng Sa phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc lấn chiếm biển Đông diễn ra vào năm 2014, và phiên bản 2.0 có tên mã là Bính Thân nhằm kỷ niệm sự hoàn thành của phiên bản này vào đầu diệp Tết Bính Thân 2016.

Để liên lạc với chúng tôi, các bạn có thể gửi email đến địa chỉ bqt@arduino.vn.

Một số bài viết / chuyên mục mà bạn không thể bỏ qua

  1. Tài liệu tham khảo các hàm hệ thống, kiểu dữ liệu, cấu trúc chương trình,...
  2. Các chương trình mẫu dành cho người mới!
  3. Nếu đã có kiến thức và muốn thử sức hãy tham khảo Mục dành cho những bạn đã có kiến thức cơ bản
  4. Chưa có kiến thức điện tử? Đừng lơ, hãy tham khảo chuyên mục Điện tử cơ bản
  5. Đừng ngại, hãy chia sẽ những gì bạn biết tại chuyên mục này!
  6. Cách đăng bài lên Arduino Việt Nam?
  7. Điểm cộng đồng là gì?

ĐỪNG NGẠI, hãy cùng chúng tôi phát triển Cộng đồng 

lên
72 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Ban quản trị
Biên tập viên
Các bài viết cùng tác giả

Xung PWM

Xung là các trạng thái cao / thấp (HIGH/LOW) về mức điện áp được lặp đi lặp lại. Đại lượng đặc trưng cho 1 xung PWM (Pulse Width Modulation) bao gồm tần số (frequency) và chu kì xung (duty cycle).

lên
57 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Hướng dẫn làm bài tập Arduino trên Cộng đồng Arudino Việt Nam - Vừa có kiến thức và có điểm cộng đồng

Như các bạn đã biết, hệ thống bài tập của Cộng đồng Arduino Việt Nam đã được ra đời từ đầu năm Bính Thân đến bây giờ, trải qua quá trình thử nghiệm với kết quả là sự hoạt động hoàn hảo của hệ thống. Hôm nay, đại diện cho BQT Arduino, tôi sẽ hướng dẫn các bạn tham gia làm bài tập tại đây. Với các bài tập được chọn lọc kỹ từ ban Kiểm tra viên, các bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng và các đề bài mà BQT đưa ra nhé.

lên
91 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.