Chương trình mẫu

 

Đây là tập hợp các chương trình mẫu đơn giản giúp bạn tập làm quen với Arduino. Bạn hãy bắt đầu từ những bài cơ bản đầu tiên, khi đã thành thục, hãy chuyển sang các bài tiếp theo.

Nếu có thắc mắc gì, bạn hãy nhanh chóng đặt câu hỏi ngay phía dưới bài viết để được mọi người cùng hỗ trợ, thảo luận.

Chương trình mẫu hiện gồm có 3 mục

  • Level: Beginner - Vỡ lòng: những bài viết tại đây giúp cho người mới bắt đầu nghiên cứu Arduino có thể tiếp cận với nó dễ dàng hơn.
  • Level: Intermediate - Có kiến thức cơ bảnnếu bạn đã tự tin với kiến thức căn bản của mình, hãy thử sức tại cấp độ khó hơn này. Bạn sẽ nhận thấy Arduino có rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần là những bài học lí thuyết suông như phần trước.
  • Level Advanced - Nâng cao: trình bày các kiến thức tối ưu hóa, chuyên sâu cũng như những ứng dụng thực tiễn của Arduino.
lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Lập trình PLC cơ bản - Bài 005 - Hướng dẫn kết nối iNut PLC tới server nội bộ / server tại biên / server không cần qua bên thứ 3

Khi sử dụng một thiết bị IoT trong công nghiệp, đại đa số chủ đầu tư sẽ quan tâm đến việc máy chủ của họ sẽ nằm ở đâu trong quá trình lưu trữ và sử dụng một hệ thống IoT. Vì sao lại như thế? Vì họ không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hoặc là nhà cung cấp Internet,... Máy móc thiết bị mua thì phải thuộc sỡ hữu của họ chứ không phải là đi thuê mướn,... Và giải pháp cho toàn bộ  việc đó chính là iNut PLC với khả năng tích hợp vào một máy chủ bên thứ 3 nhưng vẫn đảm bảo lưu thông của toàn bộ hệ thống IoT. Đem IoT từ trên mây (clouding) về nhà máy (tại biên - edge computing). Cùng khám phá nhé.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Vấn đề của số chấm động và số nguyên trong ngôn ngữ lập trình C++ trên board mạch Arduino

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Dự án của mình làm tốt thế này, chạy ngon lành rành rành thế này, chắc không có bugs đâu?". Thực sự, nếu dự án của bạn không có phần xử lý số thực chấm động trong đó thì mình nghĩ phần code của bạn sẽ hoạt động ngon lành theo thời gian. Nhưng mà có số thực thì từ từ, chúng ta cần xét lại code. Trước đây, có một số bạn nhắn tin riêng hỏi mình về code với điểm chung là "code mình chạy ngon lành lúc đầu, sau đó bị lỗi, không rõ nguyên nhân". Loại trừ các phần code logic sai ra, thì hầu hết đều là do lỗi khi xử lý số chấm động mà không quan tâm đến nền tảng lập trình bên dưới! Mà cũng đúng, chúng ta rất dễ bị đánh lừa bởi chính đoạn code chúng ta viết. Vì nó có báo lỗi biên dịch đâu mà, kaka. Qua bài viết này, mình muốn phân tích và cùng các bạn rút kinh nghiệm về số chấm động float, cách hạn chế lỗi sai với số chấm động.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.