Giới thiệu về Arduino

Chuyên mục này gồm các bài viết giới thiệu về nền tảng Arduino cũng như các bài viết giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về Arduino.

CHUNG TAY GÓP SỨC XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ARDUINO VIỆT NAM

Từ 19/5/2014 đến nay, Cộng đồng Arduino Việt Nam đã trải qua hơn 5 năm phụng sự bạn đọc và đã cùng với nhiều thế hệ sinh viên và người đam mê nghiên cứu. Hôm nay, chúng ta cùng chung tay hỗ trợ sức mình để duy trì và vận hành cộng đồng Arduino bạn nhé.

lên
35 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Nạp firmware cho Arduino bằng Xloader - Nạp chương trình cho Arduino bằng Xloader

Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn nạp file hex xuống Kit Arduino

Trong một số trường hợp bạn chỉ có File hex không có file chương trình hay muốn nạp cho nhiều mạch ứng dụng, dùng phần mềm Arduino IDE sẽ hơi bất tiện và mất nhiều thời gian hơn.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới Thiệu Về Board UNO WIFI - WeMos D1 - Khá Tiện Lợi Cho IOT

Xin chào các bạn! Hôm nay. mình sẽ review về một board arduino khá thú vị và tiện lợi cho các dự án IOT không cần quá nhiều tính năng. Đó là board Arduino UNO WiFi hay còn gọi là WeMos D1 R2.

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu bo mạch VBLUno51 của VNG

Sau một thời gian giới thiệu bo mạch phát triển VBLUno đến cộng đồng, VBLUno đã giúp mọi người tiếp cận nhanh chóng với công nghệ Bluetooth Low Energy phục vụ phát triển ứng dụng Internet of Things.

Bên cạnh các ưu điểm trên, VBLUno phiên bản đầu tiên vẫn tồn tại khuyết điểm như: không tích hợp một interface cho phép nạp và gỡ lỗi một cách dễ dàng. Với phiên bản đầu tiên, để nạp/gỡ lỗi dễ dàng, người dùng cần sử dụng thêm mô đun CMSIS-DAP, điều này gây trở ngại không nhỏ cho người dùng.

Với tinh thần lắng nghe từ cộng đồng, chúng tôi đã nâng cấp mạch VBLUno lên phiên bản 2.0 với tên gọi là VBLUno51, bản chất là tích hợp mô đun CMSIS-DAP (DAPLink) lên mạch VBLUno và một số cải tiến quan trọng khác liên quan đến nguồn và ngoại vi. Như vậy, việc nạp chương trình cho mạch VBLUno51 sẽ dễ dàng hơn nhiều, bạn có thể xem mục Bắt đầu thôi! để biết cách nạp chương trình cho VBLUno51.

lên
32 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu Arduino MKRFOX1200

Gần đây chúng ta được chứng kiến sự đồng loạt "lên đời" của các board mang tên Zero (Orange Pi Zero IoT, Raspberry Pi Zero W) với sự tích hợp chuẩn giao tiếp không dây như Wifi, Bluetooth, GPRS. Và dĩ nhiên là Arduino cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi sôi động này được. Đúng như dự đoán, sau ngày sinh nhật Arduino Day 2017, Arduino đã tung ra sản phẩm Arduino MKRFOX1200 hướng đến IoT. Theo như lời quảng cáo thì MKRFOX1200 có thể sử dụng 6 tháng liên tục chỉ với 1 cục pin AAA, do sử dụng chip SAMD21 tiêu thụ điện năng thấp như trên Arduino Zero và tích hợp thêm chuẩn Sigfox. Chúng ta cùng xem MKRFOX1200 này có gì đặc biệt nha!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Arduino thâm cung bí sử - Thuở hồng hoang

Rất ít người biết rằng đã từng tồn tại 2 công ty Arduino tranh giành thị trường, càng ít ít người biết hơn vì sao Arduino tại sao ra đời ở nước Ý. Tuy nhiên thâm cung bí sử của Arduino chưa dừng lại đây. Bạn có biết tại sao Arduino IDE lại dùng java? Bạn có biết rằng các prototype của arduino sử dụng ARM hay chip dán ATmega128 trước khi quay sang ATmega8 để giảm giá không? Cùng đọc tiếp để hiểu thêm về thời hoang sơ của công ty này nha!

Lược dịch và tham khảo từ github của Barragán.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Cộng đồng Arduino Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ IV

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Vậy, là người trẻ của đất nước Việt Nam, những người yêu thích tự động hóa, chúng ta sẽ làm gì để sánh vai với các cường quốc năm châu?

lên
25 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 2: Kiểm chứng tốc độ khi điều khiển các pin bằng ngôn ngữ AVR so với các lệnh trên Arduino

Arduino dùng chip AVR, nếu điều khiển arduino bằng ngôn ngữ tiêu chuẩn của chip AVR thì tốc độ có thể nhanh hơn 12 lần so với cách dùng lệnh digitalWrite, nhanh hơn 4 lần so với lệnh digitalRead, nhanh 14 hơn lần so với analogRead, nhanh 10 hơn lần so với pinMode… thậm chí cách biệt còn xa hơn nữa. Điều này rất rất quan trọng. Cùng khám phá nào..

lên
32 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Giới thiệu cà phê gấu trúc LattePanda - Máy tính nhúng chạy Windows10 đầu tiên

Thử tưởng tượng một ngày nào đó bạn cầm trên tay một bo mạch có kích thước bằng Raspberry Pi nhưng chạy Windows 10, có  Arduino với chip ATmega Leonardo, 4 nhân 1.8GHz, 4GB RAM, 64GB bộ nhớ, USB 3.0. Bạn không nằm mơ đâu! Chỉ có điều bo mạch này giá gấp 4 lần Raspberry Pi: 149 Mỹ cành.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Trang

Đăng kí nhận RSS - Giới thiệu về Arduino