Giới Thiệu Về Board UNO WIFI - WeMos D1 - Khá Tiện Lợi Cho IOT

Xin chào các bạn! Hôm nay. mình sẽ review về một board arduino khá thú vị và tiện lợi cho các dự án IOT không cần quá nhiều tính năng. Đó là board Arduino UNO WiFi hay còn gọi là WeMos D1 R2.

I. Thông Số Kĩ Thuật

WEMOS D1 R2 là kit phát triển phiên bản mới nhất từ WeMos, kit được thiết kế với hình dáng tương tự Arduino Uno nhưng trung tâm lại là module wifi Soc ESP8266EX được build lại firmware để có thể chạy với chương trình Arduino.  Kit thích hợp và dễ dàng thực hiện các ứng dụng thu thập dữ liệu và điều khiển qua Wifi.

Vi điều khiển ESP8266EX
Điện áp hoạt động 3V3
I/O Digital Pin 11
Analog Pin 1 (Max input=3V2)
Xung clock 80MHz/160MHz
Flash 4Mb
Khối lượng 25g
Kích thước 68.6mmX53.4mm

Sơ đồ pin digital

Wemos ESP8266
D0 GPIO16
D1 GPIO5
D2 GPIO4
D3,D15 GPIO0
D4,D14 GPIO2
D5,D13 GPIO14
D6,D12 GPIO12
D7,D11 GPIO13
D8 GPIO15
D9 GPIO3
D10 GPIO1

Lí do mình viết bảng này là để dễ dàng trong việc viết code. Bởi khi viết code bạn muốn xuất tín hiệu HIGH cho pin số 3 trên kit thì ko thể viết "digiatlWrite(3,HIGH);" mà phải viết là "digitalWrite(0,HIGH);" (Theo trên bảng thì chân D3 trên kit là chân 0 của ESP). Hay nói cách khác là bạn điều khiển chân trên ESP8266. Và khi bạn code xuất chân D3 mức HIGH thì chân D15 cũng được xuất HIGH, lí do là vì: các chân từ D11=>D15 là các chân "giả" để kit trông giống arduino hơn (ESP chỉ có 11 pin digital .-.), vì vậy các pin D11=>D15 được nối lần lượt với D7=>D3.

II. Lập trình thử kit

Ở bài viết này, mình sẽ lập trình cho con wemos quét các điểm phát wifi xung quanh và hiển thị lên LCD1602 với module i2c

Phần Cứng

Chuẩn bị:

Trước hết các bạn hàn module i2c với lcd1602 như hình:

Sau đó nối dây module I2C với Wemos như hình dưới:

Lập Trình

Trước hết các bạn cần cài đặt board cho Arduino IDE.

Và kéo xuống mục Tiến Hành để xem hướng dẫn cài đặt board nạp.

Sau khi các bạn cài đặt board xong, các bạn vào mục Tools => Board => Kéo xuống chọn board "Wemos D1 R2 & Mini"

Sau khi chọn board Wemos D1 R2, trong mục Examples sẽ tự động xuất hiện mục code mẫu cho board này, bạn tha hồ mà test

Còn bây giờ, hãy xem qua code của ví dụ mà mình đã nhác tới ở đầu mục II.

#include <Wire.h>
#include <LiquidCrystal_I2C.h>
#include "ESP8266WiFi.h"
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27,16,2);
void setup() {
  lcd.init();
  lcd.backlight();
  WiFi.mode(WIFI_STA);
  WiFi.disconnect();
  delay(100);
  lcd.println("Setup done");
  delay(1000);
  lcd.clear();
}

void loop() {
  lcd.println("scan start");

  // WiFi.scanNetworks will return the number of networks found
  int n = WiFi.scanNetworks();
  delay(500);
  lcd.clear();
  lcd.println("scan done");
  delay(2000);
  lcd.clear();
  if (n == 0)
    lcd.println("not found");
  else
  {
    lcd.print(n);
    lcd.println(" networks");
    delay(2000);
    lcd.clear();
    for (int i = 0; i < n; ++i)
    {
      // Print SSID and RSSI for each network found
      lcd.print(i + 1);
      lcd.print(": ");
      lcd.print(WiFi.SSID(i));
      delay(2000);
      lcd.clear();
    }
  }
  lcd.clear();

  // Wait a bit before scanning again
  delay(3000);
}

Đây là video thực tế mình đã chạy code:

III. Kết Luận

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Lần sau mình sẽ viết bài về việc sử dụng con Wemos này trong mô hình Socket với file server được chạy trên 1 VPS <3.

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 3: Chuyển đổi công nghệ, công nghệ khác tốt hơn

Đây là phần 3 của chuỗi bài "Lập trình Arduino không cần viết code".

Xem lại phần 2 tại đây.

Sau vài lần sử dụng phần mềm miniBloq, mình cảm thấy nó còn khá nhiều điểm yếu như có ít đối tượng lệnh nên còn một vài lệnh phải gõ tay hay câu lệnh không thống nhất với Arduino IDE (như trong arduino, lệnh digitalWrite() còn trong miniBloq thì là DigitalWrite),.. Nên mình đã lao đầu lên mạng tìm xem còn phần mềm nào khác tương tự không và mình đã tìm thấy một phần mềm hay hơn nhiều. Đó là mBlock. Và đã đến lúc chúng ta chuyển đổi công nghệ.

lên
47 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu thư viện RobotMove - Thư viện điều khiển Xe, Robot di chuyển sử dụng module L298

Xin chào mọi người! Mình cảm thấy rằng việc điều khiển cho robot hay xe sử dụng module L298 di chuyển hơi rắc rối, bởi phải điều khiển tới 4 chân, chi tiết hơn thì tới 6 chân (Thêm 2 chân enA và enB). Với lại mình cũng mới học viết thư viện nên mình đã nảy ra ý tưởng viết thư viện này. Mình bắt tay vào gõ và gõ và gõ và cuối cùng cũng thành công. Ohhhh Zeeeeee. Mừng quá nên share cho anh em xem. Đây là thư viện đầu tiên của mình và mình chỉ mới học cơ bản nên có gì sai sót mong các bác Pro đóng góp cho.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.