Breadboard là gì? Vì sao khi dùng Arduino lại cần breadboard

I. Giới thiệu

Lúc mình mới học về Arduino thì ngoài khái niệm về Arduino, thì mình còn gặp thêm một khái niệm mới nữa là breadboard. Khái niệm này cũng không quá khó, nhưng để giúp các bạn mới học đỡ phải tìm kiếm google (yêu hàng Việt) nên mình xin mạn phép viết ngắn lại giúp các bạn mới tiếp cận với Arduino có thể rút ngắn thời gian tìm tòi?

II. Vì sao lại cần breadboard?

Khi làm việc với Arduino, để lắp ráp mạch, sẽ rất bất tiện khi phải hàn linh kiện mà chưa thể biết hàn như vậy có đúng hay không? Các bạn chuyên nghiệp có thể nói rằng, chúng ta có thể dùng Proteus để mô phỏng. Nhưng với mình, điều đó không có gì thú vị cả, mình thích trải nghiệm cảm giác rắp ráp mạch hơn. Việc ra đời mạch cắm thử breadboard có thể giải quyết được vấn đề nêu trên và hơn đó là dễ dàng sử dụng dành cho người mới bắt đầu. Hiển nhiên, sau đó khi thấy tiềm năng của nó thì hàng loạt sản phẩm nhái của Trung Quốc cũng đã được xuất ra với giá cả chỉ bằng một nửa với hàng thật. Giúp người dùng phát triển các sản phẩm được tạo ra, kết nối linh kiện giữa Mạch Arduino và các linh kiện khác mà không cần phải sử dụng mỏ hàn.

Breadboard (Đài Loan sản xuất)

Testboard nhái

Phân loại

Có rất nhiều loại mạch Breadboard khác nhau trên thị trường, tùy vào cách sử dụng của sản phẩm cần làm ra. Loại thông dụng là Breadboard 400 lỗ cắm (half breadboard) hoặc Breadboard 830 lỗ (breadboard).

Half breadboard

III. Cấu tạo breadboard

1. Đập vào mắt bạn thấy điều gì? (Bên ngoài)

Đầu tiên, đập vào mắt chúng ta là những ô vuông nhỏ. Không cần là dân chuyên nghiệp cũng biết đó là lỗ cắm dây heart. Kích thước cạnh của nó là 2.54mm (0.1 inch), và chúng cũng cách nhau một khoảng cách tương tự. Tiếp đến là những con số, cũng không cần tinh ý cũng nhận thấy rằng, chúng được viết lên breadboard để ta dễ dàng xác định đươc vị trí của một ô. Ngoài ra, còn 2 thanh đỏ, xanh ở hai bên thể hiện nơi các bạn nên gắn cực âm và cực dương. Lưu ý: breadboard không có sẵn nguồn đâu đó nhé, đó chỉ là 2 thanh đánh dấu để các bạn dễ dàng nhận biết thôi nha. Chứ bạn muốn xanh là dương cũng được mà surprise.

Ngoài ra, còn một lưu ý nhỏ nữa mà mình không biết phải nói như thế nào, thôi thì bạn xem hình rồi mình chú thích nhé.

Với breoadboard ở trên, nó có sự đứt quãng giữa các đường xanh, đỏ. Điều đó có ý nghĩa rằng, đoạn xanh / đỏ bên này sẽ không nối với đoạn xanh / đỏ bên kia. Trong khi đó, ở mạch breadboard bên dưới nó lại nối với nhau. Điều đó thể hiện chúng nối tắc với nhau trên mỗi dây đỏ / xanh.

Mạch breadboard nó thể được mở rộng bằng cách kết nối nhiều breadboard lại với nhau thông qua các khớp nối bên hông của breaboard. Giống như trò xếp hình vậy heart.

2. Ẩn sau lớp nhựa đó

Bên dưới lớp nhựa đó là những dãy dây điện được mắc nối với nhau theo một quy tắc nhất định và hầu như giống nhau với mọi loại breadboard. Để dùng breadboard bạn phải nắm được quy tắc này. Nói đao to búa lớn thế thôi chứ nó đơn giản lắm heart.

Nhìn vào hình thì chắc hẳn các bạn sẽ có một chút ấn tượng rồi đúng không nào. Bạn đối xứng với mạch breadboard của mình là rõ ngay :). Các dòng kẻ ngang, dọc màu cam chính là những đoạn nối tắt trên breaboard đó.

IV. Kết luận

Như vậy breadboard quả thật rất dễ dàng để tiếp cận phải không nào? Chúc các bạn thành công!

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Software Serial - Giao tiếp giữa Arduino và nhiều mạch Serial khác - Truyền tải trung gian giữa một mạch khác qua giao tiếp Serial

Có thể nói Serial là một trong những phương thức giao tiếp đơn giản nhất trong môi trường Serial. Vì bạn chỉ cần 2 dây và cách thức truyền dữ liệu của nó lại giống hệt stream trong các ngôn ngữ lập trình. Nhưng thật đáng tiết, con Arduino Uno chỉ có duy nhất một cổng Serial được phần cứng hỗ trợ sẵn (Mega thì 3). Vì vậy, nếu bạn muốn giao tiếp với nhiều module Serial thì đó là một chuyện không thể. Và đó chính là lý do vì sao thư viện Software Serial ra đời. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm cách giao tiếp giữa 2 mạch Arduino thông qua Serial và một ví dụ về chuyển tiếp giá trị của một module giao tiếp qua Serial với thư viện này.

lên
25 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Một cách tiếp cận khác với sóng vô tuyến 315 hay 433Mhz

Yeah, cộng đồng Arduino Việt Nam chúng ta đã có một bài viết về sóng vô tuyến rất hay của NTP_PRO phải không nào! Tuy nhiên, mình thấy một số ý kiến về sự đụng độ thư viện VirtualWire và Servo (của Arduino). Vì vậy, qua cách tiếp cận này của mình sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề trên nhé. Ngoài ra, qua bài viết, mình muốn chia sẻ cho các bạn cách "hack" những thiết bị vô tuyến hiện có như xe điều khiển từ xa. Từ đó, tự các bạn chế ra những bộ remote của riêng mình. heart

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.