ksp gửi vào
- 19562 lượt xem
Trước khi tìm hiểu về cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, xin các bạn hãy cũng thường thước qua sự phát triển về hướng khoa học kỹ thuật của nhân loại chúng ta trong thời gian quan. Từ đó, hiểu được lý do vì sao có các cuộc cách mạng công nghiệp này và vì sao các cuộc cách mạng công nghiệp lại thành công.
I. Cách mạng công nghiệp là gì?
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới.
Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị-xã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa.
Cách mạng chính là phương án tối ưu nhất để thống nhất các mặt đối lập nhằm giải quyêt các mâu thuẫn một cách triệt để. Trong công nghiệp, cách mạng đem lại những công cụ và tư liệu sản xuất mới với hiệu suất vượt trội nhằm đáp ứng nhu cầu của con người (xã hội và kinh tế).
Nói tóm lại, Cách mạng công nghiệp nó giống như một phong trào, nhằm phát triển đánh dấu mốc phát triển về kỹ thuật của con người, mà qua mỗi thời đại cách mạng, con người chúng ta ngày càng sống trong một thế giới hoàn hảo hơn. Phong trào này không chỉ dừng lại mang tính nhất thời ở một quốc gia, một khu vực, mà nó còn lan tỏa trên toàn thế giới. Nó truyền cảm hứng cho chúng ta để chúng ta dựa vào những công nghệ, tư liệu hiện tại để tạo nên những công nghệ và tự liệu hiện đại mới theo chủ đề chung trong cuộc thi đường đời. Vì thế, nếu đứng bên lề cuộc cách mạng và chỉ xem xét thì chúng ta sẽ bị tuộc hậu. Vậy, chúng ta phải làm gì? Nhưng trước lên kế hoạch hành cộng, hãy tìm hiểu thêm đã.
II. Các cuộc các mạng công nghiệp và hành động của chúng ta
Hiểu về lịch sử, giúp chúng ta hiểu thực tại và có tầm nhìn vững vàng cho tương lai. Hãy yêu thích lịch sự để yêu thích cuộc đời này.
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19)
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng.
Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
Mình sẽ sử dụng những ngôn từ gần gũi nhất kết hợp với quy luật mâu thuẫn để cùng các bạn thấy được bản chất của các cuộc cách mạng công nghiệp. Từ đó, tự trong tuệ căn các bạn, sẽ có những ý kiến riêng và ở cuối bài viết, chúng ta sẽ tổng kết và có hướng đi chung cho cả Cộng đồng Arduino Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Hình ảnh vừa rồi là cảnh vẽ một người chủ đang ra yêu cầu đặt hàng của mình đến các người công nhân kéo sợi. Người chủ đại diện cho nhu cầu xã hội, những người công nhân đại diện cho phương thức vận hành của tư liệu sản xuất ngành dệt, và chính cỗ máy dệt đơn sơ kia đại diện cho máy móc, nó chính là tư liệu sản xuất.
Vào thế kỉ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.
Tóm lại, chúng ta có có hai mặt đối lập sau:
- Một là: nhu cầu của giới tư sản quá lớn. Họ muốn mở rộng thị trường để làm giàu bản thân và chiếm nhiều quyền lực ở mẫu quốc hơn nữa.
- Hai là: tư liệu sản xuất còn thô sơ, giản đơn, nhỏ lẻ và lao động chân tay là chủ yếu.
Hai mặt này, tồn tại độc lập với nhau, tồn tại suốt qua thời kỳ Cách mạng tư sản ở các nước phương Tây. Nó thống nhất, nhưng nó cũng đấu tranh triệt tiêu nhau. Và, với những chất xúc tác như:
- Sự thành công của cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775-1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)...
- Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm tơ), ngà voi... đã tăng vọt.
- Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có mất mạng, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.
- Sự phát kiến địa lý, lý thuyết trái đất hình cầu dần dần được những người thủy thủ can đảm tin và thực hiện.
- ...
Để giải quyết mâu thuẫn ngành càng lớn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng của ngành dệt. Những nhà phát minh người Anh đã lần lượt sáng tạo nên cỗ máy dệt để từ đó nâng cao được năng suất của việc sản xuất vãi từ tơ tằm, ban đầu máy chạy bằng thủy lực từ các dòng sông => thúc đẩy hình thành máy phát điện (từ hơi nước nóng). Có máy phát điện => thúc đẩy khai thác mỏ (nguyên liệu). Để làm nên máy phát điện cần thép => thúc đẩy luyện kim (sáng tạo nên những dụng cụ an toàn để dễ kiếm công nhân hơn)... Khi có nhiều hàng, nguyên liệu, thép thì mấy con ngựa trở nên vô dụng => phát triển đường sắt và động cơ đốt ngoài bằng thang đá. Bên cạnh những thành tựu về khoa học kỹ thuật, các vấn đề xã hội, mặt tối của chủ nghĩa tư bản cũng theo đó hình thành, phát triển.
Các bạn có thể tham khảo thêm ở http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4505-497-633888634836982250/Cuoc-cach-mang-cong-nghiep-Anh/Su-hoan-thanh-cach-mang-cong-nghiep.htm
Tổng kết ở phần này: cách nghiệp công nghiệp lần thứ nhất, vì chạy đua theo lợi nhuận của tư bản, nó đã làm nên:
- Tích cực: tư liệu sản xuất công nghiệp xuất hiện, phát triển theo thời gian. Thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế xã hội ở một số nước đế quốc già (Anh, Pháp, Hà Lan).
- Tiêu cực: vì lợi nhuận, chủ nghĩa tư bản xem người công nhân cũng chính là các cổ máy ăn tiền công sinh ra năng lượng sản xuất. Cuộc sống của người công nhân khổ cực.
Di sản nổi bật: động cơ đốt ngoài. Vì nó là động lực, đầu tàu kéo con đường cách mạng công nghiệp lần thứ 1 thành công. Về cơ bản, người công nhân đáng lẻ ra phải được thoải mái hơn vì đã nâng cao được năng suất lao động, nhưng lại bị các chủ xưởng ép lao động nhiều lần vì lợi nhuận của chủ xưởng. Các bạn có thể dễ dàng tìm đọc thêm về các vấn đề xã hội trong học thuyết Mác Lê nin ở phần "Công thức chung của tư bản".
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914)
Sau khi dành được độc lập và phát triển công nghiệp, các nước tư bản trẻ như Đức và Hoa Kỳ cũng muốn như các bậc cha chú đi trước là Anh, Pháp, Hà Lan. Đó là sự mong muốn thị trường, tầm ảnh hưởng chính trị.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914) là thuật ngữ được sử dụng bởi một số nhà sử học để miêu tả giai đoạn thứ hai của Cuộc cách mạng công nghiệp. Vì thời kỳ này đi liền với sự nổi lên của các cường quốc công nghiệp khác bên cạnh nước Anh, đó là Đức và Hoa Kỳ, thuật ngữ này được dùng nhằm nhấn mạnh đóng góp của các quốc gia này và có thể, còn là để hạ thấp vai trò của nước Anh. Thời gian này có sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được phát triển, các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải và giải trí gồm rạp chiếu phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân chúng và tạo nhiều công ăn việc làm. Sự phát triển mau lẹ này, tuy vậy, là yếu tố đưa đến thời gian trì trệ những năm 1873-1896 và giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản tài chính độc quyền sau này.
Chúng ta sẽ chỉ xem xét về các mặt đối lập của vấn đề khoa học kỹ thuật nhé.
- Một là: hiệu suất của động cơ đốt trong thấp, giá thành đắt.
- Hai là: Mong muốn đẩy mạnh tầm ảnh hưởng, mở rộng thị trường của các nước đế quốc mới.
Hai mặt này, tồn tại độc lập với nhau, tồn tại suốt qua thời kỳ Cách mạng tư sản ở các nước phương Tây. Nó thống nhất, nhưng nó cũng đấu tranh triệt tiêu nhau. Và, với những chất xúc tác như:
- Công nghiệp hóa sau, nên rút kinh nghiệm để đi nhanh hơn. Anh đi cả trăm năm, Đức đi chưa đến nửa thế kỷ.
- Đức đầu tư cho khoa học kĩ thuật nhiều hơn.
- Chiến tranh Pháp-Phổ giúp Đức kiếm được nhiều vốn + nhà máy.
- Ở Hoa Kỳ, công nghiệp hóa của họ là đi theo hướng "điện khí hóa" toàn bộ đất nước.
- ...
Và trong suốt quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ 2, rất nhiều phát minh mang tính đột phá đã ra đời, như ở Đức, các phát kiến về máy liên lạc vô tuyến ra đời giúp việc truyền tin từ vị trí A đên vị trí B dễ dàng hơn rất nhiều, các đầu tư về cải thiện sản lượng và năng suất thép đã phát huy hiệu quả. Các nhà phát minh châu Âu cũng dần sáng chế ra loại động cơ đốt trong sử dụng khí than đá,... Nhưng những phát kiến trên cũng dẫn đến sự bành trướng lực lượng quân sự dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1. Trong khi đó, ở Mỹ, vì đã hòa bình và yên ổn phát triển trong thời kỳ này, các phát minh mang tính cách mạng hơn rất nhiều. Có thể kể đến ông tổ bóng đèn dây tóc Thomas Edison, cũng không thể không nói đến George Westinghouse, Nikola Tesla là những người đã đặt nền móng và triển khai mạng lưới điện xoay chiều. Động cơ đốt trong khi đến Mỹ nhờ sử dụng xăng mà ngon lành. Ngoài ra, in ấn đã rất phát triển vì đã có sáng chế làm ra giấy bằng bột gỗ, trước đó giấy chính là vải nên rất đắt.
Động cơ đốt trong
Bóng đèn
Các bạn có thể xem thêm tại https://vi.wikipedia.org/wiki/Cách_mạng_công_nghiệp_lần_thứ_hai
Tổng kết ở phần này: cách nghiệp công nghiệp lần thứ nhất, nó đã làm nên:
- Tích cực: phát kiến ra điện, động cơ đốt trong và công nghiệp in ấn.
- Tiêu cực: chiến tranh thế giới lần thứ 1.
Nếu để ý, bạn có thể thấy rằng, những phát kiến trong các cuộc cách mạng công nghiệp ngoài việc đem lại những lợi ích to lớn, nó cũng đem lại những vấn đề mới về kinh tế xã hội. Điều đó chứng tỏ mọi thứ đều thứ trên đời đều có tính hai mặt, bạn tiêu cực và tích cực. Là con người, chúng ta luôn hướng đến những điều tích cực.
Di sản nổi bật: điện, động cơ đốt trong bằng xăng, truyền tin liên lạc, in ấn công nghiệp.
3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1969 - 2000)
Đây là thời kỳ mà mình nghĩ là khá gần gũi với các bạn nhưng các bạn ít nghe nói nhất.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1969, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra là bước đánh dấu giai đoạn thứ ba kết thúc.
Vì sao lại là má tính điện tử?
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức Quốc xã đã sử dụng những có máy Enigma - một cỗ máy truyền tin được mã hóa. Nguyên lý cỗ máy này cũng không quá khó để hiểu và các kỹ sư ngày nay hoàn toàn có thể làm lại được. Bản chất của nó là một máy encoding - decoding (mã hóa - giải mã). Bạn đưa nội dung cần truyền vào (thông qua bàn phím), máy sẽ chuyển nó thành các ký tự được mã hóa (theo một key cụ thể) và phát broastcast (dạng như ai cũng bắt được - kể cả quân Đồng Minh). Ở nơi nhận, nếu là một máy enigma khác cùng với key thì bạn có thể giải mã được đoạn đoạn ký tự mã hóa và biết được thông tin. Như vậy, nếu bạn có key và máy enigma bạn có thể nghe được toàn bộ quân Đức đang nói chuyện gì!
Nhưng, mọi việc không đơn giản như vậy! Quân Đức chơi chiêu sửa phần cứng máy Enigma và tạo ra phiên bản Enigma của phát xít Đức (Enigma K), dẫn đến nếu không nằm trong quân đội đức thì bạn không có Enigma. Ngoài ra, key của mỗi đơn vị là khác nhau và được thay đổi theo từng chu kỳ nhất định.
Máy Enigma K
Bài toán: Làm thế nào để giải mã được những thông tin trên để kết thúc chiến tranh và đưa chiến thắng về phần Liên Xô và các nước Đồng Minh?
Giải phát: Phải giải mã được máy Enigma. Để giải mã Enigma, phải có được 2 thứ:
- Có máy Enigma và đảm bảo quân Đức không biết được quân Đồng Minh đang sở hữu. (Cái này là chuyện người - người, và được thực hiện thành công bằng chiến thuật và mưu mẹo).
- Có được key hoặc tìm ra key.
- Giả sử có được key thì Đức Quốc xã nó cũng thay đổi trong chu kỳ thì cũng chả đem lợi ích được nhiều. Nó mà phát hiện và nhận thấy liên tục thì lưu thế có máy Enigma trở thành công cốc.
- Tìm ra key thì không khó. Vì đó là vấn đề toán học, các nhà toán học đã có được mô hình decoding của máy Enigma. Và người Đức cũng biết điều này, thành ra họ spam các tin rác trên hệ thống luôn.
- Vậy buộc chúng ta phải ngồi dò key và thử trên toàn bộ dữ liệu thu được, từ đó lọc bỏ tin rác là lấy tin từ Đức! Và ở thời điểm này, cả trăm người cũng chỉ đủ sức ngồi giải ra được vài chục cái tin rác lỗi thời mà thôi.
Lúc bấy giờ, nhà toán học Alan Turing cùng với đội của anh ta đã có ý tưởng và sáng chế ra mẫu máy giải mã (dựa trên lý thuyết máy Turing). Ở lần đầu, máy chạy chậm quá, cũng chả giải mã được gì cả. Sau đó, nhờ một cộng sự, Alan Turing cũng đã giúp máy giải mã chạy nhanh hơn và cho ra những kết quả đầu tiên sau vài ngày... Như vậy là cũng không chấp nhận được. Tiếp tục, nhờ sự chủ quan của những người tạo mã viên ở Đức Quốc Xã hay lấy tên con gái đặt làm mã để mở khóa và thường dùng lại những key đã từng đưa ra trước đó. Turing đã ứng dụng những heuristic để tăng tốc quá trình tìm và kết quả đã đạt được như mong đợi. Đó là giải mã toàn bộ số lượng tin trong hàng đợi cần được xử lý và chính xác đến từng từ. Thật tuyệt vời phải không nào? Các bạn có thể tham khảo các từ khóa "máy turing", "máy Enigma", "Hut8" để có thêm các thông tin chi tiết hơn nữa về câu chuyện này.
Bản sao của máy Bombe của Alan Turing
Qua câu chuyện trên, các bạn có thể thấy rằng, nhu cầu máy tính điện tử đã có từ thời chiến tranh thế giới lần thứ 2, và chính máy Alan Turing là một loại máy tính toán thô sơ đặt những nền móng cho ngành máy tính điện tử. Vì từ đó, con người biết quan tâm đến máy tính và hiểu rằng, ai có máy tính càng mạnh thì thế lực càng mạnh.
Các mặt đối lập:
- Một là: con người tính toán rất dễ sai số do sự khách quan, tính chậm.
- Hai là: người khác, nước khác có công nghệ tính toán mạnh hơn thì họ có thể làm được những vũ khí tốt hơn, bắn chính xác hơn,...
Người tính không bằng máy tính, qua việc chiến thắng được Đức Quốc xã, Mỹ và các nước châu Âu cùng với Liên Xô hiểu được cần phải đầu tư mạnh mẽ vào máy tính điện tử để tính toán, giả lập và sáng tạo ra những thứ mới. Các bạn thấy đấy, để đi lên vũ trụ từ thời này đấy. 2 máy tính đầu tiên, đó là ENIAC và UNIVAC. Tiếp đến, người ta chế ra IC, từ đó thu nhỏ được mạch, thu nhỏ được máy tính và tăng được số lượng transistor.
Sau này, khi máy tính đã nhanh, người ta bắt đầu nghĩ đến việc kết nối nhiều máy tính lại với nhau. Người ta bắt đầu để xuất các hệ thống mạng, và cuối cùng, mạng Internet đã ra đời để kết nối mọi người trên thế giới.
Tổng kết phần này:
- Tích cực: đem lại máy tính cho chúng ta sử dụng, đem lại kiến thức cho chúng ta học. Tạo nên thế giới phẳng, nơi mọi người kết nối với nhau mà không còn bị khoảng cách địa lý, tôn giáo, sắc tốc ngăn cửa nữa.
- Tiêu cục: chiến tranh lạnh vì chạy đua vũ trang (nhờ máy tính mà sáng tạo khoa học quân sự mới có thể phát triển nhanh như vậy), tin rác, tin giả xuất hiện, các thế lực xấu lợi dụng để xuyên tạc, bêu xấu,...
Các thành tựu nổi bật: máy tính điện tử, bán dẫn IC, và không thể thiếu Internet.
4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (thế kỷ XXI) và mục tiêu của chúng ta
Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, chúng ta đã sống trong một thế giới phẳng. Đất nước hình chữ .S: chúng ta đã nhanh chóng được phổ cập internet đến mọi vùng. Internet giúp các nhà sáng chế trên cộng đồng Arduino Việt Nam tiếp cận với bạn bè thế giới, biết được giới sáng tạo trên thế giới đã làm được gì, làm như thế nào. Nếu đào sâu hơn, thì chúng ta hiểu được vì sao họ lại làm những máy đó, từ đó chúng ta sáng tạo lại những điều đó dựa trên sự hiểu biết, tài liệu được học hỏi từ nhiều nguồn. Đó là lợi ích mà thế giới phẳng đem lại cho những người con hiếu học của đất Việt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này vẫn đang trong giai đoạn đầu của nó, đất nước ta đã và đang tham gia tích cực vào cuộc cách mạng này: các phong trào sáng tạo được tổ chức từ địa phương đến trung ương và từ đó đi ra toàn thế giới, bất cứ ai cũng có thể sáng tạo được không giới hạn độ tuổi. Có thể kể đến như: các cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học phổ thông, tin học trẻ, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật,... có rất nhiều những cuộc thi như thế. Ngoài các cuộc thi, chúng ta còn tham gia vào các hiệp định, đối tác và hợp tác với các nước phát triển, để từ đó có thể hợp tác toàn diện về khoa học công nghệ.
Nhưng, chúng ta phải hiểu rằng, đất nước chúng ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh vì âm mưu bành trướng của các nước đế quốc, thực dân,.... Cơ hội phát triển của 03 cuộc cách mạng công nghiệp đã qua, và đây là thời điểm hòa bình, ổn định để chúng ta, những con dân của đất nước Việt Nam thể hiện bản lĩnh của mình. Hãy sáng tạo, hãy chia sẻ các tài liệu nghiên cứu, hãy dẫn dắt đàn em để chúng ta đi nhanh, đi vững vàng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này.
Vậy, chúng ta phải làm gì để cùng đất nước phát triển?
Đó chính là: "chia sẻ kiến thức vì cộng đồng". Vì sao lại như vậy? Hãy để tôi kể các bạn nghe câu chuyện của tôi.
Tôi đã từng học hỏi rất nhiều từ bạn bè quốc tế thông qua việc đọc các blog, tìm hỏi trên mạng các vấn đề bằng từ khóa tiếng Anh. Tôi thấy rằng, trên thế giới, các bạn trẻ, các nhà sáng chế DIY rất thích thú với việc chia sẻ các dự án của mình cho cộng đồng. Điều đó làm họ nổi tiếng trong giới sáng chế, nhiều lúc giúp họ có những lời mời hợp tác phát triển thương mại của mình. Năm 2012, lúc đó ở Việt Nam chưa có nhiều những nơi như thế, mà chỉ tồn tại các hệ thống diễn đàn cũ kĩ và bị pha loãng bởi các câu hỏi giúp đỡ một chiều mà ít đi sự sẻ chia kiến thức được đóng gói thành một bài blog hay một bài viết trên diễn đàn. Đến năm 2013, sau khoảng một năm nghiên cứu trên mạng Internet cộng với kiến thức lập trình được rèn luyện trước đó, tôi biêt đến Arduino và có những sản phẩm sáng tạo đầu tiên. Tôi rất ham sáng chế, ngồi làm liên tục, làm xong rồi gỡ hết ra làm cái khác,... Việc đó, rất là kích thích nhé.
Đến năm 2014, khi kết thúc cuộc thi KHKT dành cho học sinh phổ thông với kết quả khả quan, tôi bắt đầu nhìn lại quá trình của mình. Làm thế nào mà mình lại đi nhanh như vậy? Từ một đứa chỉ biết chơi game, lập trình thuật toán ba sàm lại có thể tự mình làm nên những mẫu thử robot như thế? Và trong quá trình đó, tôi tháy rằng, chính nhờ sự "chia sẻ kiến thức từ những bạn, những người anh đi trước, nhờ gia đình và cả những người không quen biết trên Internet" mà tôi đã làm được. Khi đó, tôi muốn, mọi người, ai yêu thích và đủ đam mê cũng làm được như tôi.
Mong muốn là thế và nó chỉ dừng ở mong muốn nếu tôi không có kế hoạch hành động. Cùng với anh trai của mình, chúng tôi đã thành lập lên Cộng đồng Arduino Việt Nam với mục đích duy nhất, đó là: chia sẻ các kiến thức liên quan đến Arduino để tất cả các bạn trẻ Việt Nam yêu thích tự động hóa có thể sáng tạo nên những thứ mình thích. Và qua năm tháng, chúng tôi biết mình không đơn độc trên con đường này.
Nhờ chính các bạn, những người viết và chia sẻ kiến thức, những người định dạng lại bài viết, những bạn trẻ hiếu học và đam mê tìm tòi đã giúp Cộng đồng Arduino Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt hơn cả, phải kể đến các thành viên gần đây như Nick Chung (Thái Sơn), monsieurvechai, Đỗ Hữu Toàn, Thái, loc4atnt, Heart,... đã đóng góp rất nhiều những bài viết để giúp các bạn trẻ yêu thích tự động hóa.
Các bạn thấy đấy, chia sẻ kiến thức vì cộng đồng chính là phương pháp giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn. Khi bạn viết, bạn đã góp một viên gạch trong việc xây dựng một cây cầu đưa các bạn trẻ chúng ta đến một chân trời kiến thức mới, đưa đất nước ta đi đến bến đò cách mạng công nghiệp, đưa uy tín cá nhân của bạn lên cao và hơn thế nữa, bạn đã tạo ra niềm yêu thích sáng tạo cho những bạn trẻ.
Nhưng, để hình tròn không bị méo mó, để cuộc vui không bao giờ tàn, để cây cầu vững chắc, những bạn trẻ khi học hỏi cũng nên lịch sự, cũng nên giữ chữ tín và hơn hết phải có lòng tự trọng. Chúng ta học, chúng ta làm, hai quá trình này luôn đi đôi với nhau, bạn không thể làm được thì bạn học, khi bạn đã học xong thì hãy giúp các bạn khác cùng đi với bạn. Hãy chia sẻ những kiến thức mình học được, đừng giữ trong lòng và gặm nhắm nó. Chỉ cần bạn mở lòng, dành thời gian chia sẻ, điều đó sẽ giúp bạn hình thành thoái quen học tập chủ động cho bản thân và những người bạn xung quanh bạn.
Vậy trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta cần quan tâm đến những việc gì?
Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới như: in 3d, IOT, wearable,... chính là những chủ đề mới và hết sức quan trọng. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng cộng đồng Arduino Việt Nam đi theo hướng công nghệ mới này. Chúng tôi cần bạn, những con người yêu thích sáng tạo, hãy sáng tạo và chia sẻ những sáng tạo đó với Cộng đồng Arduino Việt Nam, bạn nhé.
III. Tổng kết
Vì chiến tranh mà đất nước chúng ta đã không thể toàn lực dốc sức cho 03 cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên. Những nhờ chính những nhờ quản lý mà đất nước chúng ta sau khi mở cửa đã tích cực tiếp thu công nghệ nước ngoài, dần dần vươn lên trở thành một con hổ dũng mãnh. Để tiếp tục đà đó, chúng ta đã đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở tầm vĩ mô. Và là con dân đất Việt, bạn phải có trách nhiệm phát triển đất nước. Và nếu yêu thích tự động hóa với Arduino, hãy cùng Cộng đồng Arudino Việt Nam chia sẻ những bài viết, chia sẻ những mẹo, chia sẻ những bài hướng dẫn để cùng đưa đất nước ta sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Hãy sống và chia sẻ kiến thức vì học thuật hết mình!