Sạc cho nguồn và cấp nguồn cho Arduino - Giải quyết vấn đề năng lượng bằng một bài viết bỏ túi

I. GIỚI THIỆU

Đã có 1 số bài viết nói về cách sử dụng nguồn đối với các dự án arduino. Trước đây mình cũng khá là trăn trở, bởi sau khi hoàn thiện 1 dự án, việc cấp nguồn cho thiết bị là điều rất quan trọng.

Đối với các dự án không tiêu thụ nhiều năng lượng, các bạn có thể sử dụng pin AAA hoặc pin 9v. Nhưng với những dự án tiêu thụ nhiều năng lượng bao gồm cả động cơ, màn hình LCD hay âm thanh thì pin 18650 là lựa chọn tối ưu, vừa bền, vừa gọn nhẹ.

Sử dụng nguồn là 2 pin 18650 có dung lượng 3,7v/ 1 pin. Khi sạc đầy có thể lên đến 4,2v/1 pin

Điều đó có nghĩa là để cung cấp đủ nguồn cho arduino hoạt động bình thường thì cần phải mắc 2 pin nối tiếp để tạo ra nguồn khoảng 7,4-8,4v. Nhưng khi sạc, cần phải mắc pin song song

Vậy khi hết pin thì làm thế nào? Tháo pin ra và cắm vào bộ sạc?

Bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn cách chuyển từ nối nối tiếp sang nối song song chỉ bằng 1 công tắc gạt. như vậy các bạn có thể thiết kế pin cố định trong thiết bị, khi hết pin chỉ cần gạt công tắc và cắm sạc. Giống như thiết bị mình đã làm dưới đây.

II. CÁCH LÀM

Trước hết các bạn cần có đó là

  • 2 quả pin 18650
  • 1 module sạc dự phòng (có thể không cần)
  • 1 công tắc gạt 6 chân 2 trạng thái

Dây nối.

Việc kết nối khá đơn giản, tuy nhiên các bạn cũng nên xem thật kĩ trước khi bắt tay vào làm, tránh gây chập cháy, nguy hiểm.

Dưới đây là sơ đồ kết nối

Công tắc gạt 6 chân 2 trạng thái là loại công tắc bán khá nhiều tại các cửa hàng linh kiện điện tử, khi gạt sang 1 bên, 2 cặp chân được kết nối, 2 cặp chân được ngắt kết nối. Có rất nhiều mẫu mã khác nhau, các bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với dự án của mình nhé.

 

Giả sử khi gạt công tắc về vị trí ON. Chân 1 và 2 thông, Chân 5 và 6 thông, 2 pin chuyển về trạng thái lắp song song. Không có nguồn ra thiết bị. Lúc này các bạn cắm sạc, điện sẽ được nạp vào 2 pin.

Khi gạt công tắc về OFF, chân 2 và 3 thông, chân 4 và 5 thông, lúc này 2 pin chuyển về trạng thái mắc nối tiếp, cấp nguồn từ 7,4 – 8,4v cho Arduino.

Để thêm phần chuyên nghiệp các bạn mắc thêm 1 module sạc dự phòng. Loại 20.000 đồng bán tại các cửa hàng linh kiện. Khi sạc đầy sẽ có đèn báo đầy.

OK! Vậy là xong. Chúc các bạn thành công!

Những hình ảnh về dự án: 
lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

ROBOT HAI BÁNH TỰ CÂN BẰNG - 2 WHEEL SELF BALANCING ROBOT

Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn cách làm một robot tự cân bằng trên hai bánh xe bằng Arduino từ xe đồ chơi bị hỏng của thằng nhóc ở nhà. Tất nhiên, hai động cơ và hai bánh xe chưa bị hỏng nhé. laugh. Để robot tự cân bằng trên hai bánh xe thì chuyển động của nó tương tự như việc giữ thăng bằng một cây gậy trên ngón tay. Điều này chắc các bạn cũng đã từng thử trước đây.

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Module âm thanh WTV020 - Module âm thanh kết hợp với thẻ nhớ micro SD - Một giải pháp thông minh cho túi tiền của bạn

Bài viết này mình xin giới thiệu tới các bạn 1 loại module âm thanh khá dễ sử dụng tuy nhiên lại ít phổ biến trong cộng đồng Arduino VN. Đó là Module WTV-020. Bạn đã từng xem những con robot có thể phát ra tiếng nói và thậm chí xử lý được các tình huống và phát ra tiếng nói theo từng trường hợp. Ngoài việc xử dụng modul Micro SD Card ra, Module WTV-020 là 1 sự lựa chọn đáng để các bạn quan tâm khi các bạn có ý định khởi động 1 dự án có liên quan đến âm thanh.

P/S: mình đã hoàn thành được 1 dự án có sử dụng module này và khá hài lòng về kết quả mà nó mang lại cho mình (kể cả về kinh tế) heart

Đây là loại module có thể sử dụng trong các hệ thống định vị GPS, hệ thống nhà thông minh, các thiết bị y tế, thiết bị gia dụng (bếp, nồi cơm điện, lò vi sóng), máy chơi game, các thiết bị học tập và các công cụ như "sách nói", các dạng phương tiện giao thông thông minh (trạm thu phí, bãi đậu xe), thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại), công nghiệp kiểm soát (thang máy), đồ chơi có phát ra âm thanh..v..v..

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Nhận dạng giọng nói không cần module đắt tiền với Arudino - Sử dụng module cảm biến âm thanh

Hiện nay mạch nhận dạng giọng nói rất nhiều và phổ biến, tuy nhiên giá thành còn khá cao đối với học sinh sinh viên, đặc biệt là đội ngũ thích "chế cháo". Bài viết này mình xin giới thiệu tới các bạn cách để 1 mạch arduino có thể nhận dạng được giọng nói của bạn với 1 chiếc micro phone nhỏ.

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.