Nạp firmware cho Arduino bằng Xloader - Nạp chương trình cho Arduino bằng Xloader

Mô tả dự án: 

Trong một số trường hợp bạn chỉ có File hex không có file chương trình hay muốn nạp cho nhiều mạch ứng dụng, dùng phần mềm Arduino IDE sẽ hơi bất tiện và mất nhiều thời gian hơn. Hoặc đơn giản hơn, bạn muốn bảo vệ source code của mình khi gửi cho khách. Đó là lý do chúng ta biên dịch ra file hex và gửi file hex thay vì gửi chương trình.

Tải Xloader

Bạn tải phần mềm tại

https://github.com/xinabox/xLoader/releases/download/v1.339/xLoader_V1_339.zip

Hoặc tải về tại đây.

Các bước nạp code bằng Xloader

 

  1. Giải nén file nén ở trên
  2. Lấy dây máy in để nạp (đối với UNO hoặc sử dụng dây Micro USB với các dòng khác)
  3. Tải driver CH340 hoặc Cp210x hoặc FTDI nếu máy tính không nhận COM như bước 2
  4. Mở file xLoader.exe
  5. Chọn file hex (file chương trình của thiết bị)
  6. Chọn cổng COM của thiết bị và chọn Arduino Uno / Arduino Mega tuỳ phiên bản
  7. Nhấn nút Upload
  8. Chờ có chữ uploading nhé và sau đó là dòng "... bytes uploaded".

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Thư viện ST7565 trên Arduino Create - Thử nghiệm đầu tiên: Hoàn hảo!

Mình rất tự hào và hãnh diện, khi thư viện made in Việt Nam đầu tiên của Thái Sơn (Nick Chung) được mình tải lên tại Arduino Create với mục đích thử nghiệm việc biên dịch code online trên Arduino Create đã hoàn thành công việc của nó ngay trong lần thử đầu tiên. Qua bài viết này, mình xin hướng dẫn các bạn lập trình Arduino với Arduino Create thông qua việc làm một ví dụ mẫu về việc cài thư viện và sử dụng nó trên Arduino Create.

lên
7 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách vào Linux console của Galileo

Như các bạn đã biết, Intel Galileo là một mạch linux và tương thích với Arduino. Như vậy có 2 cách để lập trình Galileo, một là dùng phần mềm Arduino Galileo-ized IDE để lập trình thông qua ngôn ngữ Arduino, hai là dùng các ngôn ngữ lập trình khác (như PHP, Python, LUA, BASH, C, C++, JS,... - tất nhiên là những cái này đã cài trình biên dịch) lập trình cho phần Linux trong mạch Galileo. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu về cách vào Linux từ đó lập trình theo cách thứ hai, vì cách một bạn chỉ cần nghiên cứu về mạch Arduino ở các bài trước là được!

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.