Trước khi tiến hàn với Arduino, bạn cần biết một tí về 3 ông lớn trong điện tử căn bản. Đó là: điện trở (R), cường độ dòng điện (I) và hiệu điện thế (U).
Thực ra, khi mới bắt đầu với Arduino, chúng ta không cần biết quá nhiều về điện tử, bạn chỉ cần biết về 3 khái niệm này là ổn! Trước khi bắt đầu đào sâu hơn, bạn hãy luôn ghi nhớ rằng, điện có thể xem là nước, ta chỉ cần vận dụng những hiểu biết về nước và suy luận ra các kiến thức về điện!
Điện trở (Resistor = R)
Đó chính là đại lượng thể hiện độ cản trở dòng điện! Ký hiệu là R, đơn vị là Ohm (Ω).
Nôm na, nó chính là những viên sỏi, hạt cát, vụn đất làm cho dòng nước bị chậm lại. Chỉ số này càng lớn, dòng nước càng chậm => dòng điện càng nhỏ.
Thiết nghĩ, điện trở đơn giản như vậy thôi.
Các bạn có thể đọc thêm tại bài điện trở.
Cường độ dòng điện (I)
Đó chính là đại lượng thể hiện sức mạnh của dòng điện! Ký hiệu là I, đơn vị là Ampe (A).
Nôm na, nó chính chỉ số thể hiện sức mạnh của dòng nước, dòng nước càng lớn, chảy càng xiết thì có khả năng mạnh. Cũng như vậy, dòng điện có cường độ càng lớn thì sức kéo tải càng lớn. Nhưng nếu lớn quá, mạnh quá thì sẽ gây cháy! Cũng giống như dòng nước, nếu dòng nước này quá mạnh mà lại chạy trong một ổng nước quá nhỏ thì ống sẽ gãy, gây tung tóe nước. Và dòng điện khi đó sẽ gây nóng rồi cháy dây => cháy nhà. Vì vậy, trong điện tử, ta chỉ dùng dòng điện theo đơn vị (mA - mili ampe). Và đó cũng là lý do, phần điện nói về vấn đề này có tên là điện tử (tiếng Hán Việt).
HIệu điện thế (U)
Nó là đại lượng thể hiện độ chênh lệch của điện áp! Ký hiệu là U, đơn vị là Volt (V).
Nôm na, nó chính là chỉ số thể hiện sức của nước, nước sẽ chảy từ cao xuống thấp, và dòng điện cũng thế, nó cũng sẽ đổ từ nơi có điện áp cao xuống nơi có điện áp thấp (ngược dòng election - cái này nói thêm cho các bạn cấp 2, 3 hiểu hơn). Nếu 2 dòng nước khác nhau, muốn gặp nhau và thông lẫn nhau thì chúng phải đồng bộ một mức nước. Và điện cũng vậy, nếu 2 nguồn điện khác nhau muốn "hiểu" được nhau, chúng phải nối chung đất (chung cực âm) để 2 dòng điện hiểu được nhau.
Không sao, phần này hơi nhập nhằng, nhưng trong thực tế rất đơn giản. Khi bạn có một cục pin 9V và muốn dùng Arduino (dùng một nguồn 5V từ usb máy tính) chung trong dự án, thì bạn chỉ việc nối GND (cực âm) của chúng lại với nhau (nối tắt).
Định luận Ohm
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở.
I = U/R
Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn (A).
- U: hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (V).
- R: điện trở dây dẫn (Ω).
Thêm
Các bạn có thể xem tại mục Điện tử căn bản để biết thêm nhiều kiến thức hay nhé. Gợi ý bạn nên xem từ bài cũ nhất bằng cách nhấn vào đây.
ĐẾN BƯỚC 3B
- 23768 lượt xem