Điều khiển nguồn của module L298. Phương pháp giúp tiết kiệm năng lượng.

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một phương pháp giúp tiết kiệm năng lượng của nguồn công suất cho L298. Chúng ta sẽ cho bật nguồn công suất khi ta cho lệnh motor chạy.

Phần cứng

Trước tiên chúng ta sẽ tháo cái Jumb mình đã khoanh tròn ở dưới.

Sau khi tháo ra, ta sẽ thấy có 2 chân, ta sẽ nối chân bên phải với 1 pin của arduino(Mình nối chân 5). Nếu ta cho chân 5 điện áp cao thì sẽ bật nguồn công suất, cho điện áp thấp thì sẽ tắt nguồn công suất.

Phần mềm (Code)

Mình sử dụng thư viện RobotMove

#include <RobotMove.h>
RobotMove myRobot(6,7,8,9,0,0);
void setup()
{
  pinMode(5,OUTPUT);
}
void loop()
{
  digitalWrite(5,1);
  myRobot.tien();
  delay(2000);
  myRobot.dung();
  digitalWrite(5,0);
  delay(2000);
}

Kết luận

Mình hi vọng với thủ thuật vừa rồi sẽ giúp các bạn tiết kiệm được phần nào năng lượng của nguồn công suất module L298. Xin cảm ơn đã theo dõi.

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 3: Chuyển đổi công nghệ, công nghệ khác tốt hơn

Đây là phần 3 của chuỗi bài "Lập trình Arduino không cần viết code".

Xem lại phần 2 tại đây.

Sau vài lần sử dụng phần mềm miniBloq, mình cảm thấy nó còn khá nhiều điểm yếu như có ít đối tượng lệnh nên còn một vài lệnh phải gõ tay hay câu lệnh không thống nhất với Arduino IDE (như trong arduino, lệnh digitalWrite() còn trong miniBloq thì là DigitalWrite),.. Nên mình đã lao đầu lên mạng tìm xem còn phần mềm nào khác tương tự không và mình đã tìm thấy một phần mềm hay hơn nhiều. Đó là mBlock. Và đã đến lúc chúng ta chuyển đổi công nghệ.

lên
47 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 16: Lập trình Arduino thời gian thực - Lập trình sự kiện

Đây là phần 16 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 15 tại đây

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ cho các bạn thấy được sự thú vị nhất của phần mềm lập trình kéo thả mBlock. Đó chính là lập trình thời gian thực. Từ việc lập trình thời gian thực này ta có thể tạo ra được các game hay điều khiển Arduino bằng ứng dụng đồ họa, bởi đơn giản mBlock cũng hỗ trợ tạo ra game hay đồ họa. HeHe, bạn cũng có thể nói rằng nó là sự kết hợp 2 trong 1 của Processing và Arduino. Tất nhiên là ta chỉ làm được khi bạn kết nối Arduino với mBlock.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.