Bài 8: Dùng button (nút bấm) để điều khiển một đèn LED

Nội dung chính, cần nắm

Chúng ta đã tìm được cách để đọc được trạng thái của một button qua bài viết Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) rồi, đúng không nào? Bây giờ, chúng ta sẽ dựa vào trạng thái của các button ấy để điều khiển các đèn LED. Thực chất, đây là một bài viết vô cùng đơn giản, bạn có thể bỏ qua nếu đã biết và xem bài tiếp theo!

Phần cứng

Lắp mạch

Click vào ảnh để xem kích thước thật và lắp mạch bạn nhé

Lập trình

int button = 11;
int led = 2;
void setup() {
  pinMode(button, INPUT);  //Cài đặt chân D11 ở trạng thái đọc dữ liệu
  pinMode(led,OUTPUT); // Cài đặt chân D2 dưới dạng OUTPUT
}

void loop() {
  int buttonStatus = digitalRead(button);    //Đọc trạng thái button
  if (buttonStatus == HIGH) { // Nếu mà button bị nhấn
    digitalWrite(led,HIGH); // Đèn led sáng
  } else { // ngược lại
    digitalWrite(led,LOW);
  }
}

Giải thích cụ thể

Bài viết này chỉ thêm phần câu lệnh rẻ nhánh if và bỏ đi phần Serial so với bài 3 thôi. Tôi nghĩ đến đây, bạn đã nắm rõ gần hết những điều cơ bản về Arduino rồi đấy. Hãy tiếp tục nhé!

lên
29 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Bài 05: Thay đổi độ sáng của đèn, hay làm mờ nó, có khó không?

Hôm nay chúng sẽ tìm hiểu cách sử dụng các chân digital để xuất giá trị analog và ứng dụng chúng trong việc làm thay đổi độ sáng của đèn (làm mờ đèn) nhé!

Bạn cần xem các bài viết về xung PWManalogWrite() để mau chóng hiểu rõ những đoạn code trong bài học này! Đừng ngại, hãy kiên trì nhé!

 

lên
58 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

ST7565 và ESP8266 - Màn hình LCD bự chà bá chưa đến 100k cho thế giới IoT

Mình rất thích LCD ST7565 này, và đã đặt liền 4 con mà mỗi con quá rẻ có 20k. Nhưng khổ một điều, điện áp hoạt động và IO của LCD ST7565 có 3.3V. Bản thân mình lại không thích việc chơi điện trở để chơi LCD này với Arduino. Lý do đơn giản là phải hàn quá nhiều, mình lại lười crying. Hổm nay, mình đang làm loạt bài về ESP8266 và cũng phải gặp vấn đề điện trở để làm cầu phân áp khi giao tiếp giữa ESP8266 và Arduino.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.