HIỆU ỨNG HALL VÀ CÁC ỨNG DỤNG CỦA NÓ (PHẦN I): LÝ THUYẾT ĐẠI CHÚNG

I. Mở đầu

Xin chào mọi người, hôm nay mình xin bắt đầu một chuỗi bài viết mới (mình có 2 chuỗi bài nữa về Sim900A và "Khóa thông minh" nhưng chưa chuỗi nào hoàn thiện cả vì còn đang thiếu phần cứng để làm video trực quan và thấy khá ít sự quan tâm nên mình thử một chủ đề mới, nếu ai quan tâm thì tìm hiểu trên cộng đồng nhá!) đó là về các ứng dụng của "HIỆU ỨNG HALL",một chủ đề vật lí rất hấp dẫn và có tính ứng dụng cao! Mong mọi người ủng hộ,cảm ơn mọi người! Vì nó khá mới mẻ nên mình phải tách ra, các bài viết sau mình sẽ hướng dẫn các bạn làm các sản phẩm ứng dụng nó, là cái gì thì đọc hết sẽ rõ nhá!wink

" Mà chắc nãy giờ ai chưa cứng lắm về vật lí cũng thắc mắc không biết cái hình chủ đề của bài viết là cái máy gì để làm gì đúng không............!!??? Đó là "Máy đo từ trường hiệu ứng hall" với rất nhiều ứng dụng, đó là sản phẩm của các nhà khoa học của Trường ĐH KHTN-ĐHQG Hà Nội nghiên cứu chế tạo ưu việt hơn nhiều các thiết bị nước ngoài thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt với phương châm "Công nghệ đơn giản, vật liệu rẻ tiền và sản phẩm cao cấp" . Đó là điều chúng ta cần học hỏi đúng không nào!!!!!smiley

II. Hiệu ứng Hall

Hiệu ứng Hall được khám phá bởi Edwin Herbert Hall vào năm 1879 và trở thành một trong các hiệu ứng cơ bản của vật lý học. Hiệu ứng Hall là hiệu ứng xuất hiện trên một vật dẫn có dòng điện chạy qua khi được đặt vào trong một từ trường. Cơ bản nhất là vậy, ta nâng cao lên tí nhá! 

Một hiệu ứng vật lý được thực hiện khi áp dụng một từ trường vuông góc lên một bản làm bằng kim loại hay chất bán dẫn hay chất dẫn điện nói chung (thanh Hall) đang có dòng điện chạy qua. Lúc đó người ta nhận được hiệu điện thế (hiệu thế Hall) sinh ra tại hai mặt đối diện của thanh Hall. Tỷ số giữa hiệu thế Hall và dòng điện chạy qua thanh Hall gọi là điện trở Hall, đặc trưng cho vật liệu làm nên thanh Hall (một chất bán dẫn) .

Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trường là:

VH = (IB)/(den)

Edwin Herbert

với VH là hiệu thế Hall, I là cường độ dòng điện, B là cường độ từ trường, d là độ dày của thanh Hall, e là điện tích của hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall, và n mật độ các hạt này trong thanh Hall. 

Thanh Hall

III. Ứng dụng

Có 3 ứng dụng chính như sau:

  • Đo cường độ dòng điện.
  • Đo công suất dòng điện.
  • Xác định vị trí và chuyển động. 

Mình sẽ chọn ra 2 ứng dụng tiêu biểu nhất để trình bày dưới đây!

1. Đo cường độ dòng điện

Cái hình trên là chắc chắn quen thuộc, đó là một cảm biến dòng hoạt động dựa trên hiệu ứng Hall. Hiệu ứng Hall nhạy cảm với từ trường, mà từ trường được sinh ra từ một dòng điện bất kỳ, do đó có thể đo cường độ dòng chạy qua một dây điện khi đưa dây này gần thiết bị đo. Thiết bị có 3 đầu ra: một dây nối đất, một dây nguồn để tạo dòng chạy trong thanh Hall, một dây ra cho biết hiệu thế Hall. Phương pháp đo dòng điện này không cần sự tiếp xúc cơ học trực tiếp với mạch điện, hầu như không gây thêm điện trở phụ của máy đo trong mạch điện, và không bị ảnh hưởng bởi nguồn điện của mạch điện, tăng tính an toàn cho phép đo. Bài sau mình sẽ nói chi tiết vì nhiều người sẽ bối rối khi xem cái công thức "Huyền thoại" ở đầu bài!kkkkdevil

2. Xác định vị trí và chuyển động

Chắc nhiều khi chúng ta tự hỏi làm sao mà cái tốc kế của xe (xe đạp thôi nha,và có thể cả xe máy...) hoạt động được và chính xác thì chúng là thằng cu Hall này đây. Với kinh nghiêm 12 đạp xe chở bạn đi học (người ta là cõng kkkkk)cheeky với chiếc Martin @ hay sườn ngang giỏ xe chở đầy hoa phượng, mình đã chở mùa hè của nhiều người đi tùm lum (bà con nghe bài Phượng Hồng nha!kk) thì khi bắt gặp những chiếc PINARELLO DOGMA, DEUTER STONE... mình còn chả biết đọc thế nào cho chính xáccool, thì nó có cái này đây:

Một thiết bị chuyển vận tốc góc thành vận tốc dài nhờ vào số vòng quay đếm được. BÀI SAU CHÚNG TA SẼ TỰ LÀM 1 CÁI NHA! Bằng một cảm biến hall gắn ở phuộc và một viên nam châm gắn ở căm!
Và đây là một cảm biến Hall phổ thông chúng ta có thể mua được
Bài viết phần I tới đây kết thúc, cảm ơn mọi người, hãy ủng hộ các tác giả để có thêm động lực cho các bạn ấy chia sẻ thêm nha!!!!heart
lên
41 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

KHÓA THÔNG MINH - Cái nhìn tiếp cận các sản phẩm công nghiệp có tính ứng dụng cao - PHẦN I: Dùng mật khẩu (Sử dụng EEPROM)

Xin chào tất cả mọi người, hôm nay mình xin giới thiệu với mọi người cách làm làm và tư duy tiếp cận các sản phẩm tương tự (mường tượng về hoạt động của các thiết bị) về KHÓA hiện đại. Một thiết bị vô cùng "quen thuộc" và nhiều pha làm chúng ta tức tưởi khi nó "CÓ cũng như KHÔNG" khi ta được các tay "đạo chích- KID version Việt Nam" thăm viếng.

lên
35 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

SIM900A-NẠP TIỀN TỪ XA VÀO SIM TRÊN MÔ ĐUN

Đây là vấn đề mình đã nghiên cứu ra từ lâu rồi nhưng bận quá, gần cả tháng chưa viết bài lại. Và bây giờ làm một phát vào năm học mới cho nó xôm. Không dài dòng lôi thôi, vấn đề nạp tài khoản từ xa cũng rất là hữu ích cho nhiều dự án có GSM và khai thác rất nhiều về chúng nên việc hao tổn tài khoản là tất nhiên, có thể các bạn có các mẹo tận dụng tài nguyên như dùng sim khuyến mãi, học sinh sinh viên hay các gói các loại thuê bao gì đấy.. để tiết kiệm nhưng về mặt tiện lợi và lâu dài thì đây là giải pháp tối ưu nhất!hehe,vào bài thôi!winkVà trước khi đọc tiếp đề nghị quá vị, quáy bà con cô bác nội ngoại "n" họ xem lại các bài viết khác về Sim900A của mình với từ khóa Sim900 trên thanh tìm kiếm!devil

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.