Công cụ vẽ đồ thị trên arduino IDE - Serial Plotter

Sử dụng Serial Plotter chúng ta có thể vẽ đồ thị đầu ra của các dự án Arduino trong thời gian thực.  Việc vẽ đồ thị 1 cách nối tiếp theo thời gian thực là một phần mềm tiện ích có giá trị, và nó được sử dụng thông qua kết nối USB. Đồ thị gồm 2 trục X và Y . Trục dọc Y sẽ tự động điều chỉnh khi giá trị của thông số cần vẽ tăng hoặc giảm. Trục X không phải là trục thời gian, nhưng mỗi khi có thêm 1 lệnh println() nó sẽ được vẽ nối tiếp luôn vào đồ thị.

 Nói cách đơn giản, mỗi lần một lệnh Serial.println được thực hiện một điểm mới được thêm vào trong đồ thị. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chúng ta sẽ có thể có tối đa là 500 điểm trên đồ thị và sẽ hi vọng trong các bản nâng cấp tiếp theo sẽ có nhiều điểm hơn.

Chúng ta hãy cùng đi vào ví dụ đầu tiên nhé

I. ĐỒ THỊ TRÊN SERIAL 

Lưu ý

Việc sử dụng serial plotter chỉ có hiệu lực trên Arduino IDE từ 1.6.6 trở đi nhé

Hãy nạp 1 đoạn code vào arduino của bạn

byte b=0;
void setup()
{
    Serial.begin(9600);
}
void loop()
{
    Serial.println(b++);
}

 

Để mở Plotter Serial, chọn Tools-> Serial Plotter trong menu chính (hoặc bấm Ctrl + Shift + L trong Windows). Giả sử có một Arduino kết nối, cửa sổ vẽ đồ thị sẽ mở ra. Ở phía dưới bên trái, bạn có thể chọn tốc độ truyền - giống như bạn sử dụng serial Monitor. Điều khác duy nhất là bạn không thể làm gì khác với cái đồ thị này ngoài việc nhìn nó thay đổi.

Đây chính là đồ thị hiển thị giá trị của biến b thay đổi từ 0 đến 255. Các bạn thấy thú vị không?

Ta cùng nạp 1 đoạn code khác để có được 1 hình ảnh đồ thị mềm mại hơn nhé

void setup() {
  Serial.begin(9600);
}

void loop() {
  for (int j = 0; j < 360; j++) {
   Serial.println(sin(j * (PI / 180)));
  }
}

Đồ thị hình sin được vẽ từ tín hiệu thông qua serial println.

Trục X của đồ thị là cố định, và nó chỉ đại diện cho giá trị của tín hiệu, từ trái sang phải. Bạn có thể kéo dãn cửa sổ vẽ đồ thị, nhưng đồ thị sẽ luôn hiển thị 500 số. Khi số lượng nhiều hơn đồ thị sẽ cuộn đi và bạn sẽ không có cách nào để kéo nó quay lại để nhìn nó 1 lần nữa.

Vậy thì để làm gì? Tôi cần nó để làm gì?

Khi các bạn sử dụng đến các cảm biến như nhiệt độ, độ ẩm, Plotter hoàn toàn có thể vẽ cho bạn 1 đồ thị mô tả về thông số do cảm biến đo đạc được, nó hoàn toàn trực quan so với cách các bạn xem nó bằng các dãy số chạy ầm ầm trên serial monitor. Từ bản 1.6.7 trở đi các bạn có thể vẽ được nhiều đồ thị từ nhiều dữ liệu hơn so với việc vẽ từ 1 dữ liệu.

II. KẾT LUẬN

Các tính năng đồ họa của Plotter cho phép bạn nhanh chóng xem những thay đổi tương đối trong dữ liệu của bạn mà không cần nhìn vào một dòng của các giá trị số chạy rối lắm hoặc phải sao chép và dán dữ liệu vào Excel hoặc Google Sheets để quan sát sự thay đổi. Để làm được như vậy chúng ta chỉ cần nhập Serial.printlnvà mở Plotter Serial.

Trong trường hợp bạn làm việc với cảm biến nhiệt độ, độ ẩm (DHT11) thì trên màn hình sẽ hiển thị 2 đồ thị của nhiệt độ và độ ẩm, rất tiện để các bạn quan sát và đánh giá.

Chúc các bạn thành công!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Module âm thanh WTV020 - Module âm thanh kết hợp với thẻ nhớ micro SD - Một giải pháp thông minh cho túi tiền của bạn

Bài viết này mình xin giới thiệu tới các bạn 1 loại module âm thanh khá dễ sử dụng tuy nhiên lại ít phổ biến trong cộng đồng Arduino VN. Đó là Module WTV-020. Bạn đã từng xem những con robot có thể phát ra tiếng nói và thậm chí xử lý được các tình huống và phát ra tiếng nói theo từng trường hợp. Ngoài việc xử dụng modul Micro SD Card ra, Module WTV-020 là 1 sự lựa chọn đáng để các bạn quan tâm khi các bạn có ý định khởi động 1 dự án có liên quan đến âm thanh.

P/S: mình đã hoàn thành được 1 dự án có sử dụng module này và khá hài lòng về kết quả mà nó mang lại cho mình (kể cả về kinh tế) heart

Đây là loại module có thể sử dụng trong các hệ thống định vị GPS, hệ thống nhà thông minh, các thiết bị y tế, thiết bị gia dụng (bếp, nồi cơm điện, lò vi sóng), máy chơi game, các thiết bị học tập và các công cụ như "sách nói", các dạng phương tiện giao thông thông minh (trạm thu phí, bãi đậu xe), thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại), công nghiệp kiểm soát (thang máy), đồ chơi có phát ra âm thanh..v..v..

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Nhận dạng giọng nói không cần module đắt tiền với Arudino - Sử dụng module cảm biến âm thanh

Hiện nay mạch nhận dạng giọng nói rất nhiều và phổ biến, tuy nhiên giá thành còn khá cao đối với học sinh sinh viên, đặc biệt là đội ngũ thích "chế cháo". Bài viết này mình xin giới thiệu tới các bạn cách để 1 mạch arduino có thể nhận dạng được giọng nói của bạn với 1 chiếc micro phone nhỏ.

lên
28 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.