Chạy hàm song song với delay

Xin chào các bạn! Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đang làm một việc gì đó và sẽ có lúc chúng ta phải đợi một khoảng thời gian rồi mới làm tiếp công việc ấy, và khi ấy ta sẽ tận dụng khoảng thời gian ấy để làm một việc khác. Vậy trong arduino ta có thể làm tương tự không, trong khi ta cho chương trình delay thì ta lại cho nó thực hiện một việc gì đó. Đáp án là được, bài viết này sẽ chia sẻ thủ thuật khá hay này.

Cách thực hiện

Chúng ta sẽ tạo một hàm delay khác và ta sẽ sử dụng hàm này thay cho hàm delay của arduino. Trong đó ta sẽ sử dụng millis() để đếm thời gian và sẽ cho nó chạy lặp lại một hàm chứa các lệnh mà ta muốn nó chạy khi delay cho tới khi đếm tới thời gian đích. Nói thẳng ra thì chúng ta sẽ sử dụng Timer ý mà :D. Hiểu rồi thì vào code luôn nha, mà chưa hiểu cũng đọc code luôn, bởi vì có một số bạn đọc code hiểu hơn lời nói mà :)).

Code của hàm

Vì trong arduino đã có hàm delay nên ta sẽ tạo một hàm khác với tên gọi là Delay. Hàm này sẽ gồm 2 phần tử: Thời gian delay và hàm chứa các câu lệnh cần chạy khi delay. Code đây:

void Delay(float delayTime, void (func)()){
    unsigned long endTime = millis() + delayTime;
    while(millis() < endTime)
    {
      func();
      while(millis() < endTime){};  //Xóa dòng này nếu muốn lặp hàm func, giữ nếu muốn chạy hàm func 1 lần.
    }
}

Ví dụ mẫu

Các bạn chỉ cần chuẩn bị 1 con arduino bất kì và ngắm nghía đoạn code sau là được:

void setup() {
  Serial.begin(9600);
  pinMode(13,OUTPUT);
}


void Delay(float delayTime, void (func)()){
    unsigned long endTime = millis() + delayTime;
    while(millis() < endTime)
    {
      func();
      while(millis() < endTime){};  //Xóa dòng này nếu muốn lặp hàm func, giữ nếu muốn chạy hàm func 1 lần.
    }
}
void led()
{
  digitalWrite(13,1);
}
void loop() {
  Serial.println("Cho");
  Delay(2000,led);
  digitalWrite(13,0);
  Serial.println("Ok");
  delay(1000);
}

Sau khi up code và bật serial monitor lên bạn sẽ thấy rằng khoảng thời gian chờ từ lúc in "Cho" tới lúc in"Ok" là khoảng thời gian đèn 13 sáng.

Kết luận

Tuy nhiên hàm này vẫn còn điểm yếu là số lượng lệnh chạy nhiều nhất phụ thuộc vào thời gian delay, nếu bạn không cẩn thận thì sẽ làm lố thời gian delay mất (Vì sao thì quá đơn giản, bạn cứ nghĩ kĩ là sẽ hiểu). Mình hi vọng rằng mẹo vặt mình vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho mọi người. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn thành công, sáng tạo, lập trình thật vui và có nhiều phát minh sáng chế thú vị và bổ ích.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 12: Tạo hàm điều khiển motor

Đây là phần 12 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 11 tại đây

Ở phần 9 mình đã hướng dẫn cách điều khiển motor với module L298, đồng thời ở phần trước mình cũng đã hướng dẫn cách tạo một hàm riêng. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển motor cho module L298. Vào luôn!

 

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu cảm biến chất lượng không khí MQ135

Xin chào các bạn! Hôm nay mình xin giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách lập trình cảm biến chất lượng không khí MQ135

Ok! Chúng cùng bắt đầu

lên
16 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.