Giới thiệu về Orange Pi One - Mini PC giá 10USD

Giới thiệu

Ở bài viết này, mình xin được giới thiệu về một máy tính nhúng tầm trung giá chỉ 10USD đó là Orange Pi. Mặc dù vậy, Orange Pi không thua Raspberry Pi một chút nào, rất phù hợp cho những dự án IoT. Nào chúng ta cùng đi tìm hiểu về nó nhé

Đôi nét về Orange Pi

Như các bạn đã biết Pi Zero là một máy tính nhúng giá 2 tổ phở với cấu hình ngang ngửa Raspberry Pi 2. Về giá thành Orange Pi gấp đôi Pi Zero nhưng bù lại thì cấu hình cũng được nâng cấp đáng kể. Cụ thể, Orange Pi One chạy trên vi xử lý lõi tứ Allwinner H3 tốc độ 1,2Ghz, nhân Cortex A7, GPU Mali-400MP2, RAM 512MB, có kèm khe cắm thẻ nhớ mở rộng cùng nhiều cổng kết nối quan trọng như ethernet, HDMI, USB OTG và USB 2.0.

Mặt dưới Orange Pi One.

Orange Pi One được tích hợp khá nhiều cổng kết nối trong đó có một cổng HDMI, cổng Ethernet 10/100, USB 2.0, microUSB, cổng kết nối camera, màn hình và đầy đủ chân cắm GPIO như một vi mạch điều khiển thông thường. Máy hỗ trợ sạc thông qua bộ nguồn 5V 2A và không hỗ trợ sạc qua cổng microUSB.

Giống như một số model máy tính Orane Pi khác, model Orange Pi One sẽ có thể chạy được trên nền tảng Android hoặc một số nền tảng khác dựa trên nhân Linux bao gồm: Raspbian, Ubuntu và Debian.

Phụ kiện Orange Pi

Orange Pi cũng có những phụ kiện như Raspberry Pi...Nhưng điều nổi bật là phụ kiện Orange Pi rẻ hơn rất nhiều so với Raspberry Pi

Cài đặt hệ điều hành cho Orange Pi trên môi trường Window 

( Nguồn dịch Orangepi.org )

Cho thẻ nhớ vào đầu đọc thẻ rồi kết nối đầu đọc thẻ với máy tính. dung lượng của thẻ nhớ phải lớn hơn dung lượng của hệ điều hành bạn sẽ cài đặt

Ví dụ : HĐH : 2.3GB – > thẻ nhớ lên dùng loại 4GB

Định dạng lại thẻ nhớ (Format).

Download công cụ hỗ trợ theo link sau  https://www.sdcard.org/downloads/formatter_4/eula_windows/

Giải nén và chạy file setup.exe để cài đặt phân mềm format thẻ nhớ vào máy tính

Bấm vào nút “Options” , để đặt  “FORMAT TYPE” chọn là QUICK, “FORMAT SIZE ADJUSTMENT” và chọn tiếp “ON”.

Kiểm tra lại thẻ nhớ có khớp với thẻ bạn cần format – định dạng lại không

Bấm nút “Format”.

Download hệ điều hành (OS image) ở trang web sau.

http://www.orangepi.org/downloadresources/

Unzip file ISO bạn vừa download về .

Chuột phải lên file ISO rồi chọn “Extract all”.

Bạn không nên để khoảng trống ở tên thư mục bạn chứa files của hệ điều hành. điều này rất dễ gây lỗi khi cài đặt.

Ghi files của hệ điều hành lên thẻ nhớ.

Download công cụ có thể nghi hệ điều hành lên thẻ nhớ TF card, như là Win32 Diskimager theo link sau

http://sourceforge.net/projects/win32diskimager/files/Archive/

Mở và Unzip files

Bấm vào nút Write. đợi cho quá trình unzip kết thúc.

Lời kết

Trên đây là sơ bộ về máy tính nhúng giá 10USD Orange Pi, các bạn hãy dùng nó vào những dự án IoT của mình nhé. Chúc các bạn thành công!!!

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Giám sát camera ở mọi nơi trên thế giới - NAT PORT cho mô hình gồm MODEM và ACCESS POINT

Sau khi đọc bài viết của anh Nguyễn Hiếu, mình cảm thấy bài viết rất hay và nảy ra ý định làm một camera stream với máy chủ đoàng hoàng không cần dùng Raspberry Pi....!!!!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Nên chọn Arduino hay Raspberry Pi để phát triển các dự án IoT?

Nếu bạn là người quen thuộc với các dự án điện tử dạng tự làm (Do-It-Yourself hay còn gọi tắt là DIY), có lẽ bạn đã nghe nói về những tính năng tuyệt vời của Arduino và Raspberry Pi. Thậm chí bạn có thể cho rằng 2 nền tảng phần cứng này đang cạnh tranh quyết liệt để giải quyết các vấn đề giống nhau.

lên
47 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: