hienkkt2 gửi vào
- 20846 lượt xem
Bạn mơ ước một ngày nào đó mình sẽ chế tạo ra một con robot giúp ích cho cuộc sống, hay đơn thuần bạn muốn mình là người vận hành kỹ thuật tại các nhà máy điện, cao hơn là Giám đốc kỹ thuật tại một doanh nghiệp... thế thì đừng chần chừ để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi ngành “Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Ra trường làm gì?” nhé! Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóagiải tỏa được niềm trăn trở chính đáng này. “Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? Ra trường làm gì?” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.
Có thể hiểu, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…Cụ thể, nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;...
Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì?
Đúng như tên gọi, ngành này thực hiện điều điều khiển và tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp trong các nhà máy. Kỹ thuật điều kiển có một cơ sở nền tảng khoa học vững chắc, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp.Với sự ra đời của các mạch điều khiển điện tử, các cảm biến tự động, thủy lực, khí nén... người ta có đủ cơ sở và công cụ để tăng lên mức tự động hóa của các máy móc công nghiệp.