Sử dụng WinSCP, Notepad++ để chỉnh sửa file cho Orange Pi, Raspberry Pi, Intel Galileo, Intel Edison hay bất kỳ máy tính nào

1. Giới thiệu

WinSCP là một tiện ích SFTP, FTP client miễn phí, mã nguồn mở dành cho hệ điều hành Windows. Nó sẽ giúp bạn truyền tải file một cách an toàn giữa máy tính nhúng của bạn và máy tính từ xa. Dựa vào đó, WinSCP cũng cung cấp các chức năng quản lí file. Chương trình có hỗ trợ cả SSH để bảo mật, cũng như hỗ trợ phương thức SCP.

Lợi ích của việc dùng WinSCP để chỉnh sửa file thì không cần phải nói, nếu bạn chưa hề biết gì về linux thì các lệnh như vi, nano,... sẽ không hề đơn giản, vì vậy, hãy sử dụng WinSCP để chỉnh sửa file! Nó y hệt như lúc bạn chỉnh sửa file trên Windows vậy.

2. Cài đặt

3. Hướng dẫn sử dụng

a. Hiểu về SSH và địa chỉ IP dùng để nhập thông tin vào WinSCP

SSH (tiếng Anh: Secure Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân lớp TCP/IP. Các công cụ SSH (như là OpenSSH, putty,...) cung cấp cho người dùng cách thức để thiết lập kết nối mạng được mã hoá để tạo một kênh kết nối riêng tư. Nói nôm na là bạn điều khiển máy tính từ xa trên giao diện dòng lệnh. Giống y hệt teamviewer nhưng là giao diện dòng lệnh (command line) chứ không phải GUI.

SCP – Secure Copy là một ứng dụng sử dụng giao thức SSH thường dùng để copy dữ liệu từ máy linux sang linux. Nó được bảo hộ bởi sự bảo mật của SSH nên rất an toàn.

Để dùng được 2 dịch vụ này, bạn cần biết các thông tin sau trên máy tính nhúng:

  • Địa chỉ IP
  • Port SSH (thường là 22)
  • User đăng nhập (nên là root)
  • Password đăng nhập (bạn biết mà)

Khi cài đặt các máy tính nhúng trên Cộng đồng Arudino Việt Nam, các tác giả đều nói các bạn tìm địa chỉ IP và chỉnh password đăng nhập cũng như hướng dẫn SSH vào. Hôm nay mình chỉ các bạn WinSCP để trao đổi dữ liệu upload, edit file các kiểu là đủ bộ.

b. Hướng dẫn dùng WinSCP

Màn hình đăng nhập

Ví dụ thông tin đăng nhập của mình là:

  • IP: 192.168.2.5
  • Port: 22
  • User: root
  • Pass: hacknaovaira
  • File protocol là SFTP hay SCP đều được bạn nhé.

Các bạn nhập và save lại nhé.

c. Cài đặt editor chỉnh file là Notepad++ cho WinSCP

Mặc định, các bạn sử dụng Notepadd để làm editor cho WinSCP, nhưng nó xấu cực kì các bạn à. Vì vậy, chúng ta cần chuyển sang notepad++ cho winscp. Các bạn chỉ cần thực hiện bước này một lần duy nhất thôi.
 
Chọn Options > Preferences... (Ctrl + Alt + P)
Chọn tab Editor và xóa toàn bộ profile có sẵn, các bạn nhé.
Sau đó, bạn nhấn phím Add và chọn External editor là notepad++ nhé, thường là C:\program files(x86)\notepad++\notepad++.exe. Ok toàn bộ là xong ngay!

d. Giao diện WinSCP

Giao diện bên trái là danh sách các file ở máy của bạn còn bên phải là của máy tính nhúng. Các thao tác tiếp theo tương tự như trên Windows, các bạn hãy khám phá nhé.

4. Kết luận

Với bài viết này, các bạn hoàn toàn có thể đi xa hơn với máy tính nhúng vì nó giúp bạn chỉnh sửa được file trên máy tính nhúng mà. Chúc các bạn thành công hơn nữa.

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Hoodloader2 - Sức mạnh của 2 vi điều khiển trên một board mạch Arduino - USB Host với Arduino UNO / Mega2560

Trước đây, bạn đã từng đặt câu hỏi, cái con Atmega16U2 trên mạch Arduino Uno / Mega2560 của mình làm nhiệm vụ gì chưa? Nếu bạn đã từng đọc bài giới thiệu về Arduino Uno hay Arduino Mega 2560 thì có thể sẽ biết con Atmega16U2 đó sẽ làm nhiệm vụ USB-to-Serial, hay nói cách khác là tạo cổng COM ảo từ đó lập trình cho con vi điều khiển Atmega328p (UNO) hoặc Atmega1280 (Mega 2560). Nhưng khi mình tra datasheet con Atmega16U2 thì thấy rằng, chúng ta đang có một sự lãng phí lớn (12KB flash, 512byte ram) nhưng chỉ nạp bootloader DFU để biến nó thành một mạch USB-to-Serial. Đem vấn đề này đi hỏi ksp, thì mình đã được khai sáng bằng một bootloader với cho con Atmega16U2 này, nó có tên là Hoodloader2 và nó sẽ giúp ta biến con Atmega16U2 này thành một mạch Arduino hoàn chỉnh! Nói cách khác, với Hoodloader2, ta có thể làm việc với 2 con vi điều khiển trên mạch Arduino Uno / Mega2560. HACK NÃO chưa nào?

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Remote Raspberry Pi từ máy tính khác

Nếu bạn muốn truy cập và hiển thị Raspberry Pi mà không cần màn hình thì việc remote Pi qua network (LAN-trong trường hợp này) là việc cần phải nghĩ đến. Có khá nhiều phương pháp để thực hiện việc này, bài viết chỉ đề cập phương pháp được tác giả cho là đơn giản và thuận tiện nhất.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.