Bài 7: Cách viết chương trình không sử dụng hàm delay

Nội dung chính, cần nắm

Thông thường trong chương trình Arduino, khi cần dừng lại để chờ qua 1 khoảng thời gian chúng ta thường sử dụng hàm delay để thực hiện việc chờ này. Tuy nhiên cách làm này gây hao phí thời gian của CPU một cách vô ích, chúng ta không thể vừa dừng lại để chờ, vừa chạy 1 đoạn chương trình khác được.

Kĩ thuật trong bài này sẽ giúp bạn chạy được nhiều đoạn chương trình song song với nhau.

Phần cứng

Lắp mạch

Chương trình

Mục tiêu của đoạn chương trình này là nhấp nháy cùng lúc 2 đèn led, mỗi đèn có chu kì nháy sáng khác nhau.

byte led1 = 5;
byte led2 = 6;
unsigned long time1 = 0;
unsigned long time2 = 0;

void setup()
{
    pinMode(led1, OUTPUT);
    pinMode(led2, OUTPUT);
}

void loop()
{
    if ( (unsigned long) (millis() - time1) > 1000 )
    {
        if ( digitalRead(led1) == LOW )
        {
            digitalWrite(led1, HIGH);
        } else {
            digitalWrite(led1, LOW );
        }
        time1 = millis();
    }
    
    if ( (unsigned long) (millis() - time2) > 300  )
    {
        if ( digitalRead(led2) == LOW )
        {
            digitalWrite(led2, HIGH);
        } else {
            digitalWrite(led2, LOW );
        }
        time2 = millis();
    }
}

Phân tích

Đoạn chương trình trên có chức năng kiểm tra các biến thời gian time1, time2 so với giá trị của hàm millis(). Nếu vượt quá thời gian quy định 1000ms với biến time1 và 300ms với biến time2 thì sẽ thay đổi trạng thái đèn led. Nếu với cách làm thông thường chúng ta sẽ viết:

void loop()
{
   if ( digitalRead(led1) == LOW )
   {
        digitalWrite(led1, HIGH);
   } else {
        digitalWrite(led1, LOW );
   }
   delay (700); // giảm thời gian để tổng thời gian chờ của led 1 là 700 + 300 = 1000ms
   
   if ( digitalRead(led2) == LOW )
   {
        digitalWrite(led2, HIGH);
   } else {
        digitalWrite(led2, LOW );
   }
   delay (300);
}

Với cách viết thông thường, chương trình sẽ dừng lại ở hàm delay và chờ ở đó. Trong khi với cách viết dùng hàm millis() như ở trên, chúng ta có thể nhấp nháy nhiều led song song với nhau.

lên
40 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

detachInterrupt()

Hàm detachInterrupt() sẽ tắt các ngắt đã được kích hoạt tương ứng với thông số truyển vào. Giả sử sau khi nhấn nút bấm lần đầu tiên đèn led sẽ tắt nhưng nhấn lần thứ 2 đèn sẽ không tắt nữa. Lúc này cần dùng đến detachInterrupt() để tắt ngắt chúng ta đã tạo ra.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

attachInterrupt()

Ngắt (interrupt) là những lời gọi hàm tự động khi hệ thống sinh ra một sự kiện. Những sự kiện này được nhà sản xuất vi điều khiển thiết lập bằng phần cứng và được cấu hình trong phần mềm bằng những tên gọi cố định.

Vì ngắt hoạt động độc lập và tự sinh ra khi được cấu hình nên chương trình chính sẽ đơn giản hơn.

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.