Lập trình và sử dụng modul đọc thẻ RFID-RC522

I. GIỚI THIỆU

Module đọc thẻ RC522 có thể đọc được các loại thẻ có kết nối không dây như NFC, thẻ từ (loại dùng làm thẻ giảm giá, thẻ xe bus, tàu điện ngầm...). Module có các thông số chính như:

  • Điện áp nuôi: 3.3V;
  • Dòng điện nuôi :13-26mA
  • Tần số hoạt động: 13.56MHz
  • Khoảng cách hoạt động: 0 ~ 60 мм
  • Cổng giao tiếp: SPI, tốc độ tối đa 10Мbps
  • Kích thước: 40мм х 60мм
  • Có khả năng đọc và ghi.

II. PHẦN CỨNG CẦN CÓ

  1. Arduino (loại bất kì)
  2. Module đọc thẻ RC522
  3. Vài con led, dây nối, bảng mạch.
  4. Một vài cái thẻ NFC hoặc vé tàu điện ngầm, vé xe bus (nước ngoài, kè kè)

III. KẾT NỐI MODULE VỚI ARDUINO

Các bạn kết nối như hình bên dưới (bên trong code mình cũng đã hướng dẫn).

IV. LẬP TRÌNH

Code này mình chỉnh sửa lại của một người khác. Các bạn có thể xem video giới thiệu của họ tại địa chỉ này:

Các bạn có thể tải về file sketch và thư viện tại đây: https://www.dropbox.com/sh/8dptko6z3og4u12/AAAaXiZt9iVsa69QtuwItfTIa?dl=0 (mirror)

Mình thêm vào code đó dùng 2 cái thẻ để điều khiển tắt bật 2 đèn led (Relay nếu muốn bật tắt thiết bị điện). 1 thẻ mình dùng là vé tàu điện ngầm (cái thẻ màu đỏ, có số UID là 696335238) để bật cái led màu đỏ. Thẻ còn lại là thẻ NFC (cái thẻ màu trắng, có số UID là 3501146325).

V. KẾT LUẬN

Với module này chúng ta có thể làm được khá nhiều thứ thú vị như đóng mở cửa, khởi động chế độ nào đó của máy móc (ví dụ mình sẽ dùng làm khóa khởi động và mở máy in 3D)... Mong các bạn sẽ có nhiều ý tưởng hay! yes

Youtube: 
lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình, nạp bootloader cho chip atmega8

Xin chào các bạn! Chắc chắn các bạn đã từng có những dự án nhỏ (ví dụ: làm đèn led trái tim, máy đo nhiệt độ với DHT11, đồng hồ với module RTC ...) yêu cầu không quá lớn về phần cứng và tiết kiệm chi phí. Có một cách rất hiệu quả đó là sử dụng các chip dòng attiny để thay thế cho mạch arduino đắt tiền. Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ gặp nhiều khó khăn do hạn chế về số chân, dung lượng bộ nhớ, và arduino IDE không hỗ trợ đầy đủ các loại giao tiếp (SPI, I2C, ...) cho các chip attiny. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta có thể nghĩ tới con chip rẻ tiền nhất trong dòng atmega đó là chip atmega8.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Máy in 3D (phần 2 - Hiệu chỉnh phần mềm và sử dụng máy in)

Xin chào các bạn! Máy in 3D và công nghệ 3D đã rất phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đang bắt phát triển nhanh. Hôm nay mình xin được chia sẻ với các bạn dự án máy in 3D của mình. Hãy cùng hoàn thiện nó với nhiệt huyết và sự tự tin nhé, vì cộng đồng Arduino Việt Nam là nơi sẽ đưa bạn đến thành công. Trong phần 1 mình đã chia sẻ với các bạn về quá trình dựng máy in 3d của mình, trong phần thứ 2 này mình xin tiếp tục chia sẻ với các bạn về phần lập trình code, hiệu chỉnh phần mềm và sử dụng máy in 3d.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.