Sạc cho nguồn và cấp nguồn cho Arduino - Giải quyết vấn đề năng lượng bằng một bài viết bỏ túi

I. GIỚI THIỆU

Đã có 1 số bài viết nói về cách sử dụng nguồn đối với các dự án arduino. Trước đây mình cũng khá là trăn trở, bởi sau khi hoàn thiện 1 dự án, việc cấp nguồn cho thiết bị là điều rất quan trọng.

Đối với các dự án không tiêu thụ nhiều năng lượng, các bạn có thể sử dụng pin AAA hoặc pin 9v. Nhưng với những dự án tiêu thụ nhiều năng lượng bao gồm cả động cơ, màn hình LCD hay âm thanh thì pin 18650 là lựa chọn tối ưu, vừa bền, vừa gọn nhẹ.

Sử dụng nguồn là 2 pin 18650 có dung lượng 3,7v/ 1 pin. Khi sạc đầy có thể lên đến 4,2v/1 pin

Điều đó có nghĩa là để cung cấp đủ nguồn cho arduino hoạt động bình thường thì cần phải mắc 2 pin nối tiếp để tạo ra nguồn khoảng 7,4-8,4v. Nhưng khi sạc, cần phải mắc pin song song

Vậy khi hết pin thì làm thế nào? Tháo pin ra và cắm vào bộ sạc?

Bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn cách chuyển từ nối nối tiếp sang nối song song chỉ bằng 1 công tắc gạt. như vậy các bạn có thể thiết kế pin cố định trong thiết bị, khi hết pin chỉ cần gạt công tắc và cắm sạc. Giống như thiết bị mình đã làm dưới đây.

II. CÁCH LÀM

Trước hết các bạn cần có đó là

  • 2 quả pin 18650
  • 1 module sạc dự phòng (có thể không cần)
  • 1 công tắc gạt 6 chân 2 trạng thái

Dây nối.

Việc kết nối khá đơn giản, tuy nhiên các bạn cũng nên xem thật kĩ trước khi bắt tay vào làm, tránh gây chập cháy, nguy hiểm.

Dưới đây là sơ đồ kết nối

Công tắc gạt 6 chân 2 trạng thái là loại công tắc bán khá nhiều tại các cửa hàng linh kiện điện tử, khi gạt sang 1 bên, 2 cặp chân được kết nối, 2 cặp chân được ngắt kết nối. Có rất nhiều mẫu mã khác nhau, các bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với dự án của mình nhé.

 

Giả sử khi gạt công tắc về vị trí ON. Chân 1 và 2 thông, Chân 5 và 6 thông, 2 pin chuyển về trạng thái lắp song song. Không có nguồn ra thiết bị. Lúc này các bạn cắm sạc, điện sẽ được nạp vào 2 pin.

Khi gạt công tắc về OFF, chân 2 và 3 thông, chân 4 và 5 thông, lúc này 2 pin chuyển về trạng thái mắc nối tiếp, cấp nguồn từ 7,4 – 8,4v cho Arduino.

Để thêm phần chuyên nghiệp các bạn mắc thêm 1 module sạc dự phòng. Loại 20.000 đồng bán tại các cửa hàng linh kiện. Khi sạc đầy sẽ có đèn báo đầy.

OK! Vậy là xong. Chúc các bạn thành công!

Những hình ảnh về dự án: 
lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giao tiếp I2C giữa nhiều arduino với nhau

Đôi khi chúng ta muốn chia sẻ khối lượng công việc của một Arduino với 1 arduino khác. Hoặc có khi chúng ta muốn nhiều chân digital hoặc analog hơn để xử lý công việc.I2C là giải pháp tốt nhất. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách giao tiếp giữa 2 boad arduino với nhau qua giao thức I2C.

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

LCD Graphic 128x64 dòng KS0108 VÀ ST7920 - Viết, vẽ và làm mọi thứ với LCD

Graphic LCD (gọi tắt là GLCD) loại chấm không màu là các loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị chữ, số hoặc hình ảnh. Khác với Text LCD, GLCD không được chia thành các ô để hiển thị các mã ASCII vì GLCD không có bộ nhớ CGRAM (Character Generation RAM). GLCD 128x64 có 128 cột và 64 hàng tương ứng có 128x64=8192 chấm (dot). Mỗi chấm tương ứng với 1 bit dữ liệu, và như thế cần 8192 bits hay 1024 bytes RAM để chứa dữ liệu hiển thị đầy mỗi 128x64 GLCD. Tùy theo loại chip điều khiển, nguyên lý hoạt động của GLCD có thể khác nhau, trong bài này tôi giới thiệu loại GLCD được điều khiển bởi chip KS0108 của Samsung, có thể nói GLCD với KS0108 là phổ biến nhất trong các loại GLCD loại này (chấm, không màu). Hình 1 là hình ảnh thật của 1 GLCD 128x64 điều khiển bởi KS0108.

lên
26 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.