analogWrite()

Bạn cần tìm hiểu về xung PWM trước khi đọc bài viết này !

Giới thiệu

analogWrite() là lệnh xuất ra từ một chân trên mạch Arduino một mức tín hiệu analog (phát xung PWM). Người ta thường điều khiển mức sáng tối của đèn LED hay hướng quay của động cơ servo bằng cách phát xung PWM như thế này.

Bạn không cần gọi hàm pinMode() để đặt chế độ OUTPUT cho chân sẽ dùng để phát xung PWM trên mạch Arduino.

Cú pháp

analogWrite([chân phát xung PWM], [giá trị xung PWM]);

Giá trị mức xung PWM nằm trong khoảng từ 0 đến 255, tương ứng với mức duty cycle từ 0% đến 100%

Ví dụ

int led = 11;

void setup() {
}

void loop() {
    for (int i = 0; i <= 255; i++) {
        analogWrite(led,i);
        delay(20);
    }
}

Đoạn code trên có chức năng làm sáng dần một đèn LED được kết nối vào chân số 11 trên mạch Arduino.

Reference Tags: 
lên
31 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Các rắc rối thường gặp khi làm việc với Arduino

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn các rắc rối thường gặp khi làm việc với Arduino. Mặc dù tôi đã nghiên cứu Arduino được khá lâu nhưng thỉnh thoảng tôi cũng hay gặp phải chúng. Bài viết có thể sẽ được cập nhật dần để bao quát hết được các xu hướng mắc lỗi thường gặp cũng như những lỗi hay hiện tượng "từ trên trời rơi xuống" của người mới nghiên cứu Arduino.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bài 6: Sử dụng Terminal trên Intel Galileo

Điều làm nên sự độc đáo của Intel Galileo đó có cả một hệ điều hành Linux chạy ngầm trong hệ thống, trong khi Galileo lại có thể hoạt động như một mạch Arduino thông thường. Bạn có thể tương tác với hệ điều hành này thông qua Terminal, chạy các câu lệnh qua giao diện dòng lệnh kiểu như MS-DOS. So sánh với việc tải các chương trình Arduino lên bo mạch, việc giap tiếp qua giao diện dòng lệnh là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức và kĩ năng hơn, tuy nhiên nó lại là một nơi tốt để bạn khởi đầu và có thể nhanh chóng tiến bộ hơn.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.