HIGH

 Trong lập trình trên Arduino, HIGH là một hằng số có giá trị nguyên là 1. Trong điện tử, HIGH là một mức điện áp lớn hơn 0V. Giá trị của HIGH được định nghĩa khác nhau trong các mạch điện khác nhau, nhưng thường được quy ước ở các mức như 1.8V, 2.7V, 3.3V 5V, 12V, ...

HIGH là một hằng số có giá trị nguyên là 1

Xét đoạn code ví dụ sau:

int led = 13;

void setup() {
    pinMode(led, OUTPUT);
    digitalWrite(led, HIGH);
}

void loop() {
}

Đoạn code này có chức năng bật sáng đèn led nối với chân số 13 trên mạch Arduino (Arduino Nano, Arduino Uno R3, Arduino Mega 2560, ...). Bạn có thể tải đoạn chương trình này lên mạch Arduino của mình để kiểm chứng. Sau đó, hãy thử tải đoạn chương trình này lên:

int led = 13;

void setup() {
    pinMode(led, OUTPUT);
    digitalWrite(led, 1);
}

void loop() {
}

Sẽ xuất hiện 2 vấn đề:

  • Trong đoạn code thứ 2, "HIGH" đã được sửa thành "1".
  • Đèn led trên mạch Arduino vẫn sáng bình thường với 2 chương trình khác nhau.

Điều này khẳng định "HIGH là một hằng số có giá trị nguyên là 1" đã nêu ở trên.

HIGH là một điện áp lớn hơn 0V

Điện áp (điện thế) tại một điểm là trị số hiệu điện thế giữa điểm đó và cực âm của nguồn điện (0V). Giả sử ta có một viên pin vuông 9V thì ta có thể nói điện áp ở cực dương của cục pin là 9V, hoặc hiệu điện thế giữa 2 cực của cục pin là 9V.

Điện áp ở mức HIGH không có giá trị cụ thể như 3.3V, 5V, 9V, ... mà trong mỗi loại mạch điện, nó có trị số khác nhau và đã được quy ước trước. Trong các mạch Arduino, HIGH được quy ước là mức 5V mặc dù 4V vẫn có thể được xem là HIGH. Ví dụ như trong mạch Arduino Uno R3, theo nhà sản xuất, điện áp được xem là ở mức HIGH nằm trong khoảng từ 3V đến 5V.

Dù HIGH không có một trị số nào rõ ràng nhưng nhất quyết rằng giá trị của nó luôn lớn hơn 0V.

Reference Tags: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

randomSeed()

Hàm random() luôn trả về một số ngẫu nhiên trong phạm vi cho trước. Giả sử mình gọi hàm này 10 lần, nó sẽ trả về 10 giá trị số nguyên ngẫu nhiên. Nếu gọi nó n lần, random() sẽ trả về n số. Tuy nhiên những giá trị mà nó trả về luôn được biết trước (cố định).

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

BIT MATH – Các phép toán thao tác trên bit

Với số học thông thường, bạn không thể lưu trữ 2 con số vào trong 1 con số khác. Nhưng với Bit Math, điều đó lại có thể. Đôi khi những con số thông thường như 123456789 lại mang trong đó tên của bạn cũng nên. Tôi có thể nén cả 1 đoạn tin nhắn thành những con số kiểu như 235 46 36 346 34 235,... và đấy chỉ là một phần nhỏ ứng dụng của Bit Math. Và để ứng dụng được nó, trước tiên, bạn phải biết cách sử dụng nó....

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.