randomSeed()

Mô tả

Hàm random() luôn trả về một số ngẫu nhiên trong phạm vi cho trước. Giả sử mình gọi hàm này 10 lần, nó sẽ trả về 10 giá trị số nguyên ngẫu nhiên. Nếu gọi nó n lần, random() sẽ trả về n số. Tuy nhiên những giá trị mà nó trả về luôn được biết trước (cố định).

Bạn hãy chạy thử chương trình sau

void setup(){
  Serial.begin(9600);
}

void loop(){
  Serial.println(random(100));
  delay(200);
}

Tôi có thể khẳng định rằng 10 giá trị "ngẫu nhiên" đầu tiên bạn nhận được là: 7, 49, 73, 58, 30, 72, 44, 78, 23, 9,.... Điều này nghe có vẻ không được "ngẫu nhiên" cho lắm. 

Bạn hãy thử chạy chương trình này:

void setup(){
  Serial.begin(9600);
  randomSeed(10);
}

void loop(){
  Serial.println(random(100));
  delay(200);
}

Nhận thấy rằng: chuỗi giá trị mà hàm random() trả về đã có sự thay đổi. Tuy nhiên chuỗi này vẫn là chuỗi cố định. Thử thay đổi tham số của lệnh randomSeed() từ 10 sang một số khác, bạn sẽ thấy chuỗi số trả về cũng thay đổi theo nhưng giá trị xuất ra thì vẫn cố định, dù cho bạn có bấm nút reset trên Arduino thì chuỗi số được in ra những lẫn sau đều y hệt như lần đầu tiên chúng được in ra. Để ý rằng tham số của hàm random() vẫn cố định, dĩ nhiên nếu bạn thay đổi tham số này thì chuỗi ngẫu nhiên trả về sẽ thay đổi theo, nhưng chúng cũng vẫn là một chuỗi số cố định.

Với cùng khoảng giá trị truyền vào hàm random(), hàm randomSeed() quyết định trật tự các giá trị mà random() trả về. Trật tự này phụ thuộc vào tham số mà ta truyền vào randomSeed().

Cú pháp

randomSeed(number);

Với number là một số nguyên bất kì.

Lưu ý: nếu bạn gọi hàm random() mà không chạy lệnh randomSeed() trước đó, chương trình sẽ mặc định chạy sẵn lệnh randomSeed(0) (tham số là 0).

Ví dụ

Nếu chạy randomSeed(0), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 7,  49,  73,  58,  30,  72,  44,  78,  23,  9, ...

Nếu chạy randomSeed(10), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 70 , 43, 1, 92, 65, 26, 40, 98, 48, 67, ...

Nếu chạy randomSeed(-46), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 15, 50, 82, 36, 36, 37, 25, 59, 93, 74, ...

Nếu chạy randomSeed(159), hàm random(100) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 13, 51, 67, 38, 22, 50, 67, 73, 81, 75, ...

Nếu chạy randomSeed(159), hàm random(99) sẽ trả về 10 giá trị đầu tiên là: 67, 42, 70, 34, 53, 6, 42, 38, 29, 64, ...

Mẹo nhỏ

Nếu bạn cần một chuỗi số ngẫu nhiên một cách thực sự, tức là giá trị của chuỗi số trả về không thể xác định được, hãy chạy lệnh randomSeed() với một tham số ngẫu nhiên truyền vào.

Tham khảo chương trình sau

void setup() {
  Serial.begin(9600);
  randomSeed(analogRead(A0));
}

void loop() {
  Serial.println(random(100));
  delay(300);
}

Ở đây tham số ngẫu nhiên truyền vào randomSeed() là giá trị trả về của analogRead(A0) với chân A0 trên Arduino không được sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tham số truyền vào randomSeed() là thời gian trên đồng hồ hệ thống.

Reference Tags: 
lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Intel Galileo - Dữ liệu kĩ thuật

Galileo là một bo mạch vi điều khiển dựa trên bộ xử lí ứng dụng Intel Quark SoC X1000 - một bộ xử lí thuộc dòng Pentium 32bit system-on-chip (tích hợp tất cả các thành phần hệ thống vào trong 1 chip xử lí duy nhất). Galileo là bo mạch tương thích với Arduino đầu tiên dựa trên Intel Architecture. Cả phần cứng lẫn phần mềm của Galileo đều tương thích với các Arduino Shield vốn được thiết kế cho Arduino UNO R3 với chuẩn chân cắm Arduino 1.0 pinout.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

BIT MATH – Các phép toán thao tác trên bit

Với số học thông thường, bạn không thể lưu trữ 2 con số vào trong 1 con số khác. Nhưng với Bit Math, điều đó lại có thể. Đôi khi những con số thông thường như 123456789 lại mang trong đó tên của bạn cũng nên. Tôi có thể nén cả 1 đoạn tin nhắn thành những con số kiểu như 235 46 36 346 34 235,... và đấy chỉ là một phần nhỏ ứng dụng của Bit Math. Và để ứng dụng được nó, trước tiên, bạn phải biết cách sử dụng nó....

lên
27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.