Giới thiệu bo mạch 5 giao tiếp không giây đầu tiên trên thế giới | FiPy

Mô tả dự án: 

Bạn đang muốn thực hiện dự án Internet của Vạn Vật nhưng vẫn đang loay hoay chọn chuẩn giao tiếp không dây? Nên dùng bluetooth để tiết kiệm năng lượng? Nên dùng wifi để truy cập từ mọi nơi trên thế giới? Nên dùng GPRS để điều khiển khắp ở những nơi có sự hiện diện của ông chú Viettel? Nên dùng LoraWAN để truyền thông tin cách hàng chục km? Nên dùng Sigfox vừa xa vừa miễn phí? Bạn yêu thích ngôn ngữ Python đơn giản? Bài này tui sẽ giới thiệu về bo mạch sắp ra lò từ xứ sở hoa tulip xinh đẹp mang tên FiPy. Giá của bo là 33 eur nếu đặt trên Kickstarter và 40 eur nếu bạn mua sau khi dự án kết thúc.Bài viết thu thập thông tin từ Kickstarter.

FiPy là gì?

FiPy là một dự án gây quỹ đám đông trên Kickstarter. Sản phẩm chính là 1 bo mạch tích hợp 5 chuẩn giao tiếp không dây cho các dự án Internet của Vạn Vật phổ biến nhất hiện nay: Wifi, Bluetooth, LoRA, GPRS, Sigfox. Trái tim của FiPy là 1 chip ESP-32 cùng họ hàng với ESP8266 đã quá quen thuộc trên cộng đồng. Tuy nhiên, khác với các bo mạch prototpying khác lập trình C++ trên Arduino, FiPy dùng phiên bản gọn nhẹ của Python có tên là MicroPython. 

Cấu hình

  • Kích thước 55x20x3.5mm (nhỏ hơn cả Pi Zero)
  • Chip Espressif ESP32 SoC
  • 2 nhân xử lý, 1 cho Wifi + BLE và 1 cho các ứng dụng
  • 1 nhân tiêu thụ điện cực thấp quản lý GPIOs, ADC trong lúc không làm việc, tiêu thụ 25uA
  • Gia tốc chấm phẩy động trên cả 2 nhân
  • Đa nhiệm với Python
  • Module RTC thời gian thực 32kHZ
  • 1 RGB LED neopixel
  • 2 x UART, 2 x SPI, 2 x I2C, I2S
  • Kênh analog: 8x12 bit ADCs, 2x8 bit DAC
  • 2x64 bit Timers
  • PWM cho 16 kênh
  • Tổng cộng 22 chân GPIO 
  • 8MB RAM
  • 4MB flash

Chi tiết về các chuẩn không dây của FiPy

  • LORA:
    • 10mA Rx, 28mA Tx 
    • Tầm của node: tối đa 40km
    • Tầm của gateway: tối đa 22km với 100 nodes
  • Wifi:
    • - 802.11b/g/n 16mbps
    • Tầm wifi: tối đa 1km 
  • ​BLE:
    • ​+-10 dBm
    • HID 
  • ​LTE (GPRS)
    • ​34 băng từ 699MHz đến 2690MHz
    • TX 420mA, RX 330mA
    • Tốc độ 300 kbps
  • Sigfox
    •  Tầm của node: 50km
    • 0.5uA standby

Phụ kiện

Ngoài ra FiPy còn có 2 "shield" trang bị các loại cảm biến rất hầm hố:

Pysense

  • Cảm biến độ sáng môi trường – Cảm biến áp suất  – Cảm biết độ ẩm – 3 trục 12-bit cảm biến gia tốc – Cảm biến nhiệt độ
  • Cổng USB 
  • LiPo battery charger 
  • MicroSD card   

Pytrack

 

  • GNSS và GPS
  • Cảm biến gia tốc 3 trục 12 bit
  • Cổng USB 
  • LiPo battery charger  
  • MicroSD card   
lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Raspberry Pi Thiên Lý Nhãn (Phần 3): Khóa thông minh nhận dạng khuôn mặt với Raspberry Pi và OpenCV

Trong bài trước tui đã giới thiệu về việc nhận diện khuôn mặt với Raspberry Pi và webcam. Tuy nhiên bài chỉ dừng lại ở việc Raspberry Pi có thể nhận diện được khuôn mặt của bất kỳ ai đứng trước webcam mà thôi. Bài toán đặt ra là làm thế nào để Raspberry Pi nhận được khuôn mặt của chính bạn? Đây là một bài toán khó và thú vị. Khó là vì chúng ta cần thuật toán và khả năng xử lí hình ảnh mạnh. Thú vị là do ta có thể "chế cháo" kết hợp với các hệ thống bảo mật khác như vân tay, mật khẩu để tăng tính an ninh cho đề án của bạn. Vì độ phức tạp của đề án này nên tui sẽ chia ra làm 2 phần.

  • Phần đầu tiên là "phần mềm": chúng ta sẽ ghi lại khoảng 200 tấm hình webcam với khuôn mặt của bạn và huấn luyện máy tính với thuật toán chính diện (eigenfaces) của OpenCV. Do tài nguyên của Pi hạn hẹp nên bạn cần chạy phần này trên máy tính của mình. 
  • Phần tiếp theo là "phần cứng": ta nối Pi với relay và cho webcam chụp ảnh. Nếu Pi nhận diện được chính khuôn mặt của bạn thì sẽ kích relay.

Lưu ý là các bạn phải tải OpenCV về trên cả Pi và máy tính. Các bạn vào đây để download code và các tập tin cần thiết nữa: https://github.com/johnkimdinh/Facial-recognition-Raspberry-Pi-OpenCV

lên
3 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Giới thiệu Arduino MKRFOX1200

Gần đây chúng ta được chứng kiến sự đồng loạt "lên đời" của các board mang tên Zero (Orange Pi Zero IoT, Raspberry Pi Zero W) với sự tích hợp chuẩn giao tiếp không dây như Wifi, Bluetooth, GPRS. Và dĩ nhiên là Arduino cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi sôi động này được. Đúng như dự đoán, sau ngày sinh nhật Arduino Day 2017, Arduino đã tung ra sản phẩm Arduino MKRFOX1200 hướng đến IoT. Theo như lời quảng cáo thì MKRFOX1200 có thể sử dụng 6 tháng liên tục chỉ với 1 cục pin AAA, do sử dụng chip SAMD21 tiêu thụ điện năng thấp như trên Arduino Zero và tích hợp thêm chuẩn Sigfox. Chúng ta cùng xem MKRFOX1200 này có gì đặc biệt nha!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: