Cảm ứng -Thành tựu công nghệ nở rộ của thế kỷ XX - Một ứng dụng cở bản: Sử dụng cảm biến chạm

I. Mở đầu

Trong khi chờ đợi các phần cứng để tiếp tục các chuỗi bài về Sim900A, Khóa thông minh, và cảm biến hiệu ứng Hall (ai quan tâm thì lăn xuống dưới để xem các bài viết cùng tác giả nhá!) thì mình thực hiện bài viết này để giới thiệu một công nghệ đã làm mưa làm gió khắp thế giới đó là cảm ứng.

Đầu tiên chúng ta cần phân biệt công nghệ cảm ứng này với cảm ứng hay ứng động của giới sinh học nha!

II. Cảm ứng - Công nghệ chi phối cả thế giới

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã chứng kiến hay sở hữu những thiết bị công nghệ cao ứng dụng công nghệ này với rất rất nhiều các ứng dụng. Và vô hình chung nó đã trở thành một trong những tiêu chí đánh giá (hay thước đo sự thường thượng) đối với nhiều người.

"Bản chất hai mặt của tất cả các vấn đề"sad

1. Sự xuất hiện

Làm thế nào mà người ta có ý tưởng để cho ra đời các công nghệ thú vị như vậy nhỉ? Có thể là do những khúc mắc từ tự nhiên khi người ta muốn có một thứ gì đó như da người để thay thế những công nghệ cơ học đơn thuần, thay thế các công tắc, nút nhấn, núm vặn.... Đó cũng là nguyên nhân và cảm hứng sáng tạo cho tất cả chúng ta đúng không nào!wink Và rồi một công nghệ bá đạo cứ thế mà ra đời, phát triển và chưa biết điểm dừng...

2. Các phương thức

Da người chúng ta là một bề mặt cảm ứng nhờ các tế bào xúc cảm dưới da đúng không vậy nên công nghệ cảm ứng này cũng vậy, nó cần vật liệu(bề mặt) và nguyên lí. Từ đó ta có các công nghệ cảm ứng sau: các công nghệ đầu tiên có điềm chung đều xoay quanh chiếc màn hình hiển thị, phát hiện những điểm chạm bởi vị trí bị tác động và tất cả chúng đều có mục đích điều khiển-kiểm soát mọi thứ.

a. Cảm ứng hồng ngoại

Đây là loại cảm ứng xuất hiện đầu tiên với việc sử dụng một ma trận các tia hồng ngoại không nhìn thấy đan xen trên bề mặt của màn hình hiển thị. Bộ thu nhận tín hiệu hồng ngoại tính toán để xác định vị trí được nhấn và gửi tín hiệu cho bộ xử lý.

b. Cảm ứng sóng âm bề mặt

Loại cảm ứng này sử dụng một sóng vô tuyến bước sóng ngắn. Nguyên lý hoạt động giống cảm ứng hồng ngoại.

c.Cảm ứng điện trở nhiều lớp

Đây là lớp cảm ứng sử dụng trên nguyên lý tăng trở kháng của ma trận dây dẫn để cảm nhận được vị trí bấm nhấn trên màn hình. Lớp cảm ứng này chỉ cảm nhận được 1 hay nhiều điểm ( phụ thuộc vào số lớp, thường có 5-6 lớp với tối đa 3 điểm) tại cùng một thời điểm nhấn. Lớp cảm ứng này cần lực nhấn lên trên bề mặt.

d. Cảm ứng điện dung

Nguyên lý của loại cảm ứng này sử dụng trên việc thay đổi điện dung bề mặt khi chạm trên ma trận điện dung. Ưu điểm của cảm ứng điện dung là không cần lực tác động lên lớp cảm ứng nên rất nhạy và cảm nhận được nhiều điểm cùng tại một thời điểm.

Và đây, công nghệ cảm ứng lên ngôi vương (hiện tại thôisurprise-tại sao thì hồi sau sẽ rõ kkk), hầu hết các thiết bị cao nghệ hiện nay đề sử dung nó! Tại sao lại như vậy????????cool Như trên đã trình bày, đó là dựa vào các ưu nhược điểm của các công nghệ.

Phân tích một tí (mình cũng muốn chi tiết nhưng nếu các bạn tự tìm hiểu thêm và rút ra thì tuyệt vời hơn nhiềudevil)

  • Với cảm ứng hồng ngoại ta gặp vấn đề về năng lượng, hiệu suất, thiết kế (gọn-thô, dày-mỏng, nặng-nhẹ...)...
  • Với cảm ứng sóng âm thì phức tạp và cũng giống hồng ngoại...
  • Cảm ứng điện trở thì khó thao tác, điểm chạm giới hạn nhưng được cái lấy gì chọt vô cũng ăn kkkk!

e. Cảm ứng sóng âm bề mặt đa chiều và hình ảnh đa chiều

 Đây là lớp cảm ứng phát triển lên từ cảm ứng sóng âm bề mặt. Lớp cảm ứng này có thể cảm nhận được các tác động ở một khoảng cách khá xa với màn hình hoặc một mặt phẳng đích được nhắm tới. Lớp cảm ứng này mới chỉ đang được nghiên cứu trên một số thiết bị chuyên dụng như máy chiếu hoặc máy tính bảng thế hệ mới.

Và khi kết hợp nhiều máy quay chuyên dụng để thu bắt và mô phỏng thao tác của con người.

Đây đây, các ông hoàng tương lai đây, các bạn cứ hình dung người ta đã hiển thị được trên nhiều bề mặt và trong đó có không khí, vậy làm thế nào để thao tác... trừ các thiết bị đeo tay nha!

III.Ứng dụng với Ardunio

Công nghệ người ta đã đi đến đó rồi nên mình rất mong sau này có thể một trong chúng ta sẽ giúp công nghệ cảm ứng tiến xa hơn, làm rạng danh con Lạc cháu Hồng nhưng trước mắt ta hãy đi ứng dụng được cái đã!laugh

Xin giới thiệu với mọi người mô đun cảm ứng điện dunggggggggggg!

Một mô đun rất dễ kiếm và nó có nhiều phiên bản 1 nút, nhiều nút...

Thế bà con nghĩ nó để làm gì nhỉ???????? Câu hỏi hơi bị thừa đối với chúng ta kkkk! Mọ người có thể thay thế nó cho cắc công tắc cơ cứng nhắc ít thẩm mĩ, hay là làm cái bàn phím cảm ứng luôn, điều đó phụ thuộc vào đôi cánh tưởng tượng của mọi người!heart

Code điều khiển nó vô cùng đơn giản

Kết nối ư, vô cùng đơn giản! Nhiều điểm chạm sẽ nhiều chân Out!

Chân mô đun Chân Ardunio
Vcc 3.3V-5V
GND GND
Out D bất kì

Demo với con led

void setup() 
{
 pinMode (5, INPUT_PULLUP);
 pinMode (13, OUTPUT);
}

void loop() 
{
 if (digitalRead (5) == LOW)
 {
    digitalWrite (13, HIGH);
 }
 else
 digitalWrite (13, LOW);
}

IV.Kết thúc

Cảm ơn mọi người đã xem, hãy ủng hộ mình để có động lực viết thêm nhiều bài viết nhá! Mong rằng bài viết cung cấp thêm cho mọi người một ít kiến thức và động lực sáng tạo!

Thân ái!

TTL Phòng

lên
25 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

KHÓA THÔNG MINH - Cái nhìn tiếp cận các sản phẩm công nghiệp có tính ứng dụng cao - PHẦN II: Dùng-Đổi tự do mật khẩu (Sử dụng EEPROM)

Xin chào mọi người, hôm nay chúng ta tiếp tục với chuỗi bài về chiếc khóa thông minh nhưng đơn giản, bài viết trước chúng ta đã tiếp cận với kĩ thuật đặt mật khẩu "chết" -mặc định cho khóa thì hôm nay sẽ lên một bước mới là đổi mật khẩu tự do. Để hiệu quả của bài viết này cao hơn mời mọi người vui lòng đọc kĩ bài viết trước tại đây và hiển nhiên tất cả các bài viết đúng không ạ!wink

 

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

CẢNH BÁO HỎA HOẠN-PHỐI HỢP VÀ MẸO SỬ DỤNG NHIỀU PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG THỨC ĐỂ TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC-MỘT BỘ PHẬN CỦA NHÀ THÔNG MINH

Chào mọi người, bài viết này chúng ta sẽ cùng mở rộng môt tí về hệ thống cảnh báo-xử lí hỏa hoạn, một bộ phận của hệ thống nhà thông minh nhá. Hỏa hoạn là một trong những tai nạn thường xuyên và rất thảm khốc không ai trong chúng ta muốn gặp phải cả! Vậy làm sao để có một hệ thống hiệu quả và chính xác hơn thì hãy tham khảo thử bài viết dưới đây nhé! 

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.