Giới thiệu Espruino Pico - Phần 1

1. Giới thiệu Espruino

Espruino là một dự án phần cứng nguồn mở với nỗ lực của Gordon Williams để tạo ra một vi điều khiển hoạt động trên nền tảng Javascript. Dự án được Gordon kêu gọi vốn tại Kickstarter để phát triển hai phiên bản là Espruino có kích thước như một thẻ tín dụng và Espruino Pico có kích thước như một con tem. Cả hai phiên bản đều kết nối qua cổng USB. 

Mạch Espruino sử dụng trình duyệt Google Chrome App để lập trình và nạp chương trình vào chip, tất cả được mô tả rất chi tiết trong tài liệu hướng dẫn. Với mục đích phát triển hoàn toàn theo giấy phép nguồn mở, người dùng hoàn toàn được chào đón để đóng góp vào dự án. 

Hình 1: Mạch Espruino

Hình 2: Mạch Espruino Pico

Espruino Pico với kích thước khá nhỏ tương đương một thẻ nhớ SD 33mm x 15mm (1.3 x 0.6 inch) và kết nối thông qua cổng USB chuẩn A dễ dàng kết nối với máy tính. Các thông số mạch bao gồm STM32F401CDU6 CPU - ARM Cortex M4, 384kb flash, 96kb RAM; hỗ trợ dòng điện 3.3v 250mA và có thể hoạt động từ mức 3.5v đến 16v.

Hình 3: Thông tin thiết bị Espruino Pico

2. Thiết lập môi trường phát triển Espruino

Espruino là mạch tích hợp đầu tiên sử dụng ngôn ngữ Javascript trong việc phát triển và nạp chương trình cho vi điều điền khiển. 

Hình 4: Sơ đồ mạch Espruino Pico

Để bắt đầu các ứng dụng với mạch Espruino nói chung, bạn yêu cầu phải cài đặt driver STMicroelectronics và Espruino Web IDE trên trình duyệt Google Chrome để tiến hành nạp chương trình cho mạch.

 

3. Tóm tắt

Espruino Pico là một mạch tích hợp với kích thước nhỏ và phù hợp cho việc phát triển các giải pháp IoT hiện nay. Tác giả đã mở ra một xu hướng mới trong việc sử dụng Javascript để phát triển chương trình điều khiển hoặc có thể gọi là "JavaScript for Things". Ưu điểm của phương pháp này là ngôn ngữ thân thiện hơn với những người đã làm việc nhiều với Javascript và nạp chương trình nhanh hơn so với phương pháp biên dịch hợp ngữ truyền thống sử dụng C/C++. 

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu SDR - Ứng dụng MATLAB và RTL-SDR trong nghiên cứu sóng vô tuyến - P1

Trong bài viết này, tôi sẽ thực hiện các thí nghiệm về xử lý tín hiệu không dây sử dụng công nghệ Software Defined Radio (SDR), đây là một chủ đề đã được nghiên cứu trong 20 năm trở lại đây và đang là xu hướng phát triển trong các thiết bị IoT ngày nay.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Giới thiệu SDR - Theo dõi thông tin chuyến bay sử dụng MATLAB và RTL-SDR thu nhận tín hiệu ADS-B - P2

Trong bài viết này, tôi sử dụng chương trình Matlab và phần cứng RTL-SDR trong việc thu nhận tín hiệu ADS-B (Automatic Dependent Surveillance-Broadcast) nhằm giám sát chuyến bay trong phạm vi khu vực giới hạn.

Người dùng có thể sử dụng các công cụ khác nhau để có cùng kết quả phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, trong các bài viết này tôi tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng Matlab và RTL-SDR để làm các thử nghiệm trong môi trường thu/ phát tín hiệu đã được khống chế. Việc sử dụng Matlab cho phép người dùng phát triển và đo lường các giải thuật tốt hơn với các bộ công cụ mà nó hỗ trợ trước khi tiến hành triển khai trên môi trường ứng dụng máy tính.

lên
5 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.