Lồng tiếng robot cho Raspberry Pi

Mô tả dự án: 

Raspberry Pi là một board rất thích hợp cho các dự án robot thông minh. Ta có thể làm cho dự án của mình thêm sống động bằng cách phát ra các câu trả lời đơn giản. Bài này tui giới thiệu với các bạn 2 chương trình text-to-speech (chuyển chữ thành phiên âm) điều khiển bởi Python.

festival:

Đây là 1 chương trình khá đơn giản, và âm phát ra cũng rất đậm chất robot. Rất thích hợp để hù dọa thiên hạ. Để tải chương trình về, bạn vào terminal và gõ sudo apt-get install thần thánh:

sudo apt-get install festival

Sau khi cài xong rồi bạn chạy thử bằng cách gõ vào terminal:

echo "Hello master!" | festival --tts

Nếu bạn muốn chạy với Python thì sao? Chỉ cần import module os:

os.system('echo "Hello master!" |festival --tts')

espeak:

Đây là chương trình có nhiều tinh chỉnh hơn, có cả ngữ âm vùng miền Việt Nam (@_@). Rất thích hợp để các bạn mày mò. Tuy nhiên phát âm chưa chuẩn lắm, và robot của bạn rất dễ làm trò cười cho thiên hạ với cách phát âm của mình. Tải về vẫn bằng sudo apt-get install thần thánh:

sudo apt-get install espeak

Sau khi cài xong rồi bạn chạy thử bằng cách gõ vào terminal:

espeak -s 140 "Hello Master!"

Ở đây biến 140 là 140 từ 1 phút. Ta có thể chuyển giọng sang nam cao bồi Mỹ như sau:

espeak -ven-us+M -s175 "Hello Master!"

Để xem các giọng có sẵn, các bạn gõ:

espeak --voice

Đặc biệt các bạn có thể để espeak "tụng kinh" 1 quyển sách bằng cách:

espeak -f text_file_cua_ban.txt

Các bạn có thể vào http://espeak.sourceforge.net/commands.html để tham khảo thêm các trò hay ho nha. Chúc các bạn chế tạo robot thành công! wink

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Vòng đeo tay hỗ trợ người mù

Dự án là một vòng đeo tay hỗ trợ cho người mù có trọng lượng khá nhẹ chỉ khoảng 65g, có thể sạc pin khi hết, sử dụng cảm biến khoảng cách hc-sr04 và những thứ sẵn có xung quanh chúng ta. Mình mong muốn đóng góp sản phẩm này với hy vọng, nó sẽ sẽ giúp người mù đi lại được tốt hơn bằng việc thông báo cho họ âm thanh hoặc rung động khi đến gần vật cản. Với một chút kiến thức về Arduino bất cứ ai cũng có thể làm được điều này. Thiết bị dễ dàng đeo và tháo ra khỏi tay một cách nhanh chóng. Các bạn cùng chiêm ngưỡng nhé!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

"Đi học thoai": Phần 3 - Time-lapse cuối ngày xem lại những gì đã xảy ra trong ngày

Bài này tui hướng dẫn các bạn chụp hình lại bằng Raspberry Pi rồi ghép chúng lại với nhau thành 1 file .gif. Sẽ rất là vui đó.

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Arduino hậu tiền chế - Làm xong code rồi thì làm gì ?

Giả sử bạn chế tạo thành công hệ thống bật tắt đèn vơi Arduino và relay và bây giờ bạn muốn ứng dụng chúng trong môi trường sống của mình. Bạn muốn mọi người trầm trồ với điều kỳ diệu của vi điều khiển Arduino, nhưng ngặt nỗi họ không hề biết lập trình. Vấn đề của bạn bây giờ là làm sao để dự án của bạn dễ sử dụng với càng nhiều người càng tốt. Nói cách khác đi là bạn đã đưa dự án của mình qua giai đoạn mới, từ hậu-kết (back-end) với code và phần cứng, bây giờ bạn chuyển sang tiền-kết (front-end). Dự án của bạn có cất cánh hay không là ở giai đoạn này, vì vậy bạn nên dành thời gian suy nghĩ vấn đề này một chút sau khi bạn đã thành công với việc viết code.

lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: