Điều khiển thiết bị bằng giọng nói - Gửi 1 byte đến Arduino - Tiết kiệm bộ nhớ cho Arduino

I. Giới thiệu

Bài viết này, mình sẽ trả lời cho câu hỏi của bác Trương Trọng Thân :"Điều khiển thiết bị bằng giọng nói, nhưng chỉ gửi 1 byte" (nói hơi khó hiểu). Tóm lại là,VD:  khi app đọc giọng nói...nếu nhận đc tiếng nói: "bật đèn" thỳ gửi byte 1 đến Arduino. Nếu làm việc như thế, chúng ta sẽ tiết kiệm được bộ nhớ RAM cho Arduino và tốc độ xử lý sẽ cao hơn

II. Chuẩn bị

  • 1 x Arduino
  • 1 x Module bluetooth HC-05
  • 1 x Một bóng đèn LED ( thích màu gì thì mua hoặc dùng LED 13 )
  • 1x điện trở 220 Ohm
  • 1 x Điện thoại Android có kết nối mạng

III. Kết nối

Cách nối dây module HC-05

Lưu ý: Khi nạp chương trình vào Arduino, ta phải gỡ 2 dây gắn vào Tx và Rx trên board Arduino ra nhé. Sau khi quá trình upload hoàn thành thì bạn hẳn cắm 2 dây kia vào vị trí Rx và Tx vào lại. 

Sau khi lắp xong module HC-05 ta tiến hành lắp thêm một đèn LED ở chân số 13 để điều khiển Nên nhớ cần phải lắp thêm điện trở tại đầu ra của chân 13 ( điện trở 220 Ohm ).

Gắn thêm đèn led để điều khiển

 

IV. Lập trình

Code Arduino 

byte bluetoothByte;
int led = 13;
void setup() {
  Serial.begin(9600);
  pinMode(led, OUTPUT); 
}
void loop() {
  while (Serial.available()){  
  bluetoothByte = Serial.read(); // tiến hành đọc
  delay(100);
}
if(bluetoothByte==1)
{digitalWrite(led, HIGH);}
else if(bluetoothByte==0){digitalWrite(led, LOW);}
}

Code này quen thuộc quá rồi!!

Code App Inventor

Như mình nói ở trên..là tiết kiệm bộ nhớ RAM cho Arduno. Vậy tiết kiệm ở chỗ nào??? đó chính là giúp tối ưu code không nhận String như code giọng nói thông thường mà nhận byte. Nhưng làm thế nào để điều khiển được giọng nói. hi...Code Arduino bớt đi, thỳ code App điều khiển phải gánh thôi:

V. Lời kết

Chúc các bạn thành công!! Nếu thấy hay thì Rate Node cho mình nhé!!!

lên
31 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Giám sát camera ở mọi nơi trên thế giới - NAT PORT cho mô hình gồm MODEM và ACCESS POINT

Sau khi đọc bài viết của anh Nguyễn Hiếu, mình cảm thấy bài viết rất hay và nảy ra ý định làm một camera stream với máy chủ đoàng hoàng không cần dùng Raspberry Pi....!!!!

lên
21 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Tỏ tình theo phong cách Arduino và I2C LCD

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ môt trick nhỏ giúp các bạn dễ dàng cưa gái, để lại một ấn tượng tốt với người đó...người đó sẽ nhìn bạn với một con mắt thán phục đấy wink....Và bài viết hôm nay đó chính là : "Tỏ tình theo phong cách Arduino".

lên
38 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.