Bổ trợ cho dự án Arduino - Phần 1: Giới thiệu công nghệ in 3D

Giới thiệu

Bài hôm nay, mình sẽ giới thiệu về công nghệ in 3D (3D Printing) - Một công nghệ tuyệt vời có thể làm thay đổi cả thế giới, và những ứng dụng tuyệt vời của nó trong các dự án Arduino

In 3D là gì?

In ấn 3D hay chế tạo đắp lớp, là một chuỗi các công đoạn khác nhau được kết hợp để tạo ra một vật thể ba chiều.Trong in ấn 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể.Các đối tượng này có thể có hình dạng bất kỳ, và được sản xuất từ một mô hình 3D hoặc nguồn dữ liệu điện tử khác. Máy in 3D là một loại robot công nghiệp.

Máy In 3D có thể làm được những gì?

In 3D FDM tạo ra chi tiết có cơ tính khá cao, bạn có thể dùng nó làm bạc đạn, bạc trượt hoặc hệ thống bánh răng truyền động:

 

in 3D các bộ phận chế tạo Robot:

in 3D hộp điện – in 3D các vỏ bo mạch hoặc nắp che máy. Sử dụng phương pháp in 3D tạo mẫu hộp nhanh chóng và rẻ nhất hiện nay. Sau khi đã kiểm tra các thông số lắp ghép, thử nghiệm đi dây, đục lỗ… rồi mới mang thiết kế đi đúc khuôn nhựa hàng loạt!

In 3D mô hình kiến trúc

Thông thường, người ta cắt dán mica, nhựa, giấy để tạo nên những mô hình kiến trúc. Nay, người ta có thể dùng máy in 3D tạo nên những mô hình tòa nhà thu nhỏ theo tỷ lệ để có thể đặt vừa lên sa bàn…

Ngoài ra in3D còn được ứng dụng in quần áo, đồ ăn, Handmade,......

Lời kết

Trên đây là các ứng dụng của in 3D...Nó có thể giúp các bạn tạo ra những dự án cùng Arduino có thẩm mĩ và rất độc đáo. Chúc các bạn thành công, thấy hay thì Rate Node cho mình nhé

 

lên
24 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Kết nối Raspberry và máy tính qua cổng Serial

Trong bài chia sẻ này, mình sẽ chia sẻ cách kết nối, điều khiển Raspberry Pi 2 qua cổng Serial. Ưu điểm của cách kết nối này là có thể đồng thời cấp nguồn cho Pi của bạn và không cần bàn phím, chuột hay màn hình kết nối và làm việc với Pi. Bạn sẽ cần cài đặt phần mềm mô phỏng thiết bị đầu cuối ( ở đây là Putty) nếu bạn sử dụng Windows, ngoài ra còn cần cài đặt Driver cần thiết. Raspberry Pi được tích hợp sẵn cổng giao tiếp nối tiếp Serial cho phép các thiết bị kết nối tới giao diện điều khiển dòng lệnh, đăng nhập và làm việc như một User. Chúng ta cũng nên tìm hiểu một cách tương tự để kết nối với Pi qua mạng nội bộ sử dụng SSH theo bài viết sau của bác raspi: tại đây

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lấy dữ liệu từ Excel thông qua C#

Ở bài hôm trước, mình đã hướng dẫn về cách ghi dữ liệu vào Excel bằng C#, phục vụ cho những dự án ghi Log. Vậy làm thế nào để đọc dữ liệu từ những file Excel đó?? Bài hum nay, mình sẽ giải quyết vấn đề này. Ở bài này, mình sẽ làm 1 project đọc dữ liệu từ file Excel sẵn có!!!

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.