Lập trình Raspberry Pi với C++ - Ví dụ về LED và nút nhấn

I. Giới thiệu

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm cách nói chuyện với Raspberry Pi bằng ngôn ngữ C++. Thay vì sử dụng các ngôn ngữ Python, NodeJS thì C++ là một ngôn ngữ rất gần gũi với những ai đã có một nền tảng Arduino vững chắc. C++ cơ bản đủ để lập trình Raspberry pi cũng rất dễ học ( C++ cơ bản thôi nha...còn chuyên nghiệp thì là ngôn ngữ khó nhất rồi ). Vì vậy, mình sẽ cùng các bạn khám phá nó!!! Nào cùng bắt đầu thôi!!!

II. Chuẩn bị

III. Kết nối

Trước khi kết nối, bạn tham khảo sơ đồ chân Raspberry pi 2 dưới đây

Bạn nối theo sơ đồ sau ( ở đây mình dùng chân 18 ):

IV. Lập trình

a. Cài đặt thư viện

  • Bước 1: Vào thư mục Desktop

cd /home/pi/Desktop/ 
  • Bước 2: Tạo một thư mục Programming

mkdir Programming
  • Bước 3: Vào thư mục Programming

cd Programming
  • Bước 4: download thư viện “bcm2835-1.37”

wget http://www.airSpayce.com/mikem/bcm2835/bcm2835-1.39.tar.gz
  • Bước 5: giải nén file “bcm2835-1.37.tar.gz"

tar –zxvf bcm2835-1.37.tar.gz
  • Bước 6: vào thư mục vừa giải nén xong “bcm2835-1.37”

cd bcm2835-1.37
  • Bước 7: Chạy configure:

sudo ./configure
  • Bước 8: chạy makefile cho thư viện:

make
  • Bước 9: Cài đặt makefile vừa tạo ra:

sudo make install

Ok!!! Thế là xong phần thư viện nhé

b. Lập trình với led 

  • Đầu tiên, bạn tạo một thư mục blink, sau đó..tạo một chương trình có tên là “blink.c”:

cd /blink
sudo nano blink.c

Code cho blink.c nhé:

#include <bcm2835.h>// Load thư viện
#define PIN RPI_V2_GPIO_P1_18 // chân PIN là chân 18
int main(int argc, char **argv)
{

    if (!bcm2835_init())
        return 1;
    
    //setup
    bcm2835_gpio_fsel(PIN, BCM2835_GPIO_FSEL_OUTP);// set chân PIN là OUTPUT
    
    //loop
    // Bắt đầu code chính
    while (1)
    {
        bcm2835_gpio_write(PIN, HIGH);//digitalWrite(PIN, HIGH);
        bcm2835_delay(500);//delay(500)
        bcm2835_gpio_write(PIN, LOW);//digitalWrite(PIN, LOW);
        bcm2835_delay(500);//delay(500);
    }
    bcm2835_close();// Close bcm2835
    return 0;// trả về 0 khi chương trình kết thúc
}

Sau đó, các bạn biên dịch chương trình “c” sẽ tạo ra file “blink

gcc –o blink blink.c -l bcm2835

Chạy file vừa được biên dịch xong :

sudo ./blink

Hưởng thụ thành quả thôi!!!!

c. Đọc giá trị INPUT

  • Đầu tiên cũng tạo một file input.c như trên nhé

Code cho input.c:

#include <bcm2835.h>
#include <stdio.h>
#define PIN RPI_GPIO_P1_15// PIN là chân 15
int main(int argc, char **argv)
{
    if (!bcm2835_init())
        return 1;// nếu thư viện chưa sẵn sàng... báo lỗi (1) rồi kết thúc chương trình
    
    //code setup
    bcm2835_gpio_fsel(PIN, BCM2835_GPIO_FSEL_INPT);//pinMode(PIN, INPUT);
    bcm2835_gpio_set_pud(PIN, BCM2835_GPIO_PUD_UP);
    
    // Code loop
    while (1)
    {
        uint8_t value = bcm2835_gpio_lev(PIN);//int value = digitalRead(PIN);
        printf("Giá trị chân PIN 15 là: %d\n", value);//Serial.print("Giá trị PIN 15 là:");
        // Serial.println(value);
        
        bcm2835_delay(500);//delay(500);
    }
    bcm2835_close();
    return 0;
}

Biên dịch code rồi chạy giống như trên là ok

V. Lời kết

Trên đây, là cách lập trình C++ cơ bản để điều khiển chân GPIO với raspberry Pi. Chúc các bạn thành công!!! 

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Khởi đầu những dự án IoT bằng Raspberry Pi

Raspberry Pi không chỉ là một nền tảng phần cứng thú vị để ứng dụng cho các dự án IoT mà còn là công cụ giúp các nhà phát triển học hỏi và hoàn thiện kĩ năng Internet kết nối vạn vật. Internet of Things được cho là chủ đề nóng nhất trong lĩnh vực CNTT hiện nay. Mọi tổ chức muốn tham gia vào xu hướng IoT thì luôn đòi hỏi các chuyên gia CNTT phải được trang bị các kỹ năng, kinh nghiệm cho các dự án của mình. Có rất nhiều tùy chọn cho việc học về IoT, nhưng không có gì tốt hơn ngoài những kinh nghiệm thực tế.

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Chạy đa nhiệm trên Arduino với FreeRTOS

Khi chúng ta làm 1 project lớn, bạn sẽ phải viết chương trình thực hiện nhiều chức năng. Và khi đó, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp : làm như thế nào để chương trình hoạt động ổn định khi kết hợp nhổi nhét nhiều đoạn code đơn giản thành 1 khối thống nhất?. Ở bài viết này, chúng ta cùng đi giải quyết vấn đề trên. Trên Arduino.vn cũng đã có nhiều bài viết về xử lý bất đồng bộ rất hay. Các bạn có thể xem tại đây. Vậy mục đích viết bài của mình hôm nay là gì? Hôm nay mình sẽ giới thiệu một thư viện đa nhiệm mới khác, đó chính là FreeRTOS

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.