Giới thiệu board Romeo BLE

Xin chào mọi người! Sau đây mình xin giới thiệu với các bạn một board cực kì bá đạo cho các dự án xe robot. Đó là board Romeo BLE. Nó bá đạo về mọi mặt từ phần cấu hình đến phần lập trình và tất nhiên là cả giá @@.

Tổng quan

Romeo BLE là một board ba trong một. Nó là sự tích hợp của Arduino + BLE + module motor. Đây là một board được xây dựng dựa trên nền tảng mã nguồn mở Arduino, chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể làm việc với nó như một board arduino thông thường. Với việc tích hợp trình điều khiển 2 kênh động cơ giúp cho bạn không cần phải lắp thêm module động cơ nhằm tiết kiệm diện tích. Nhưng tính năng chủ chốt chính là bộ giao tiếp không dây với các thiết bị qua sóng Blutooth 4.0 BLE giúp các bạn điều khiển chiếc xe, robot của mình qua các thiết bị ấy.

Thông số kỹ thuật

Cơ bản

  • Vi điều khiển: ATmega328P
  • Bootloader: UNO Arduino
  • On-board BLE chip: TI CC2540
  • 14 pin digital I / O
  • 6 đầu ra PWM (Pin11, Pin10, Pin9, Pin6, Pin5, Pin3)
  • 8 cổng đầu vào analog 10-bit
  • 3 cổng I2C
  • 5 bút nhấn
  • Nguồn cung cấp: USB hoặc DC 2.1mm
  • Nguồn công suất motor: 5-23V
  • DC đầu ra: 5V / 3.3V
  • Kích thước: 94mm x 80mm

Tính năng

  • Tự động cảm biến / chuyển đổi điện áp đầu vào bên ngoài
  • Phạm vi truyền: 70m trong không gian tự do
  • Úp code từ xa cho board bằng blutooth
  • Có thể giả lập Bluetooth HID (Như chuột hay bàn phím không dây)
  • Cho phép sư dụng lệnh AT để cấu hình BLE
  • Cho phép kết nối Serial không dây
  • Dễ dàng chuyển đổi giữa master và salve
  • Header cho arduino có 2 hàng đực và cái, có các header GND và 5V giống breakboard
  • 2 mạch cầu H cho 2 kênh motor, chịu được dòng tối đa 2A
  • Ổ cắm tích hợp cho APC220 RF Module

Sơ đồ pin

Một số dự án sử dụng Romeo BLE

  • Dây phơi đồ điều khiển qua điện thoại, có thể cho thêm tính năng tự thu khi trời mưa.

  • Làm xe robot thì quá đỉnh luôn (Vì khoảng cách điều khiển xa tới 70m trong môi trường không vật cản). Ngoài ra, còn có nhiều header giống một breadboard, tha hồ mà cắm.

Code mẫu

Sau đây là đoạn code nói về việc Serial không dây để điều khiển led 13, úp code không dây luôn nha. Nhưng để làm được điều này chúng ta sẽ cần kết nối máy tính với một thiết bị gọi là BLE-Link. Sau đó cài đặt BLE-Link là master và Romeo BLE là slave (Trên 2 board có nút chuyển đổi).

Code nè

int led = 13;         
char rcv_buf[10];     
void setup() 
{                
  pinMode(led, OUTPUT);    
  Serial.begin(115200);   
}
 
void loop() 
{ 
  int data_len=0;           
  while(1)
  {
    while(Serial.available())                 
    {
       rcv_buf[(data_len++)%10] =Serial.read();       
    }
    if(rcv_buf[data_len-2]== '\r' && rcv_buf[data_len-1]=='\n')      // Stop reading the serial once getting the ending command.
       break;
  }
  if ((data_len==4)&&(!strncmp(rcv_buf,"ON",2)))      // Open the light L when the command is "ON".
  {
       digitalWrite(led, HIGH);                       // Set D13 pin as high and openg the light L
       Serial.println("LIHGT ON");                      
  }else if((data_len==5)&&(!strncmp(rcv_buf,"OFF",3)))   // Close the light L when the command is "OFF".
  {
       digitalWrite(led, LOW);                      // Set D13 pin as low and  the light L
       Serial.println("LIHGT OFF");              
  }
}

Kết luận

Như vậy ta đã vừa tìm hiểu xong board Romeo BLE, một board cực kì bá đạo cho các dự án xe robot, chính vì cấu hình khá bá đạo nên giá cũng chát lắm (chát tê lưỡi luôn ý chứ @@ ), giá nó khoảng 58$ (Gần 1triệu2). Cảm ơn đã theo dõi.

lên
8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 1

Nếu các bạn mê lập trình từ nhỏ thì chắc có lẽ đã quen với phần mềm Scratch, hay làm dự án với Android thì sẽ biết đến InventorApp. Điểm chung của 2 phần mềm trên là đều không viết code để lập trình mà kéo thả và sắp xếp các đối tượng để lập trình. Vâng phần mềm mình sắp nói đây cũng giống như vậy. Và mình cũng xin nói luôn là đây là chuỗi bài giúp cho các bạn mới tiếp xúc với arduino, bởi vì mình sẽ ví dụ các đoạn code cơ bản và sử dụng môi trường lập trình đơn giản và thú vị.

lên
75 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 10: Tạo âm thanh với buzzer

Đây là phần 10 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 9 tại đây

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách phát âm thanh với buzzer. Qua phần này, bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một bản nhạc theo phong cách Arduino :)).

lên
20 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.