Ngôn ngữ Wolfram - Học vẽ đồ thị trên Raspberry Pi

Mô tả dự án: 

Trong bài Học làm toán với Raspberry Pi tui đã hướng dẫn các bạn một số lệnh cơ bản để giải toán với ngôn ngữ Wolfram. Nếu các bạn không thích số và ký tự Toán học thì bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn vẽ đồ thị nha!

Đồ thị cơ bản

Lệnh vẽ đồ thị trong Wolfram là "Plot". Ví dụ bạn muốn vẽ hàm (x+1)/(x+2) trong miền (-3,3) thì câu lệnh sẽ là:

Plot [ (x+1)/(x+2), {x,-3,3)]

Nếu bạn muốn vẽ đồ thị 3 chiều thì thêm chữ "3D" vào sau Plot. Ví dụ: bạn muốn vẽ hàm sin(xy) trong 3 chiều thì câu lệnh sẽ là:

Plot3D[ Sin[x*y], {x,-3,3}, {y,-3,3} ]

Bạn có thể nhấp chuột vào hình và xoay chỉnh các góc nhìn. Chú ý: bạn bắt buộc phải để dấu nhân hoa thị * giữa x và y, nếu không Wolfram sẽ hiểu xy là một biến chứ không phải là tích 2 biến.

Còn vẽ bất đẳng thức thì sao? Bạn thêm chữ "Region" vào trước hàm Plot[ ]. Ví dụ: Bạn muốn vẽ tập hợp các số (x,y) thỏa mãn x^2 + (y/2)^2 < 9:

RegionPlot[ x^2 + (y/2)^2 < 9, {x,-10,10), {y, -10. 10} ]

Nâng cao

Đầu tiên là vẽ nhiều đồ thị cùng 1 lúc. Bạn chỉ cần cho các hàm vào giữa 2 ngoặc nhọn { }, thêm lệnh PlotLegends -> "Expressions" để dán nhãn. Ví dụ bạn muốn vẽ 2 hàm Sin[x] và Cos[x] thì câu lệnh sẽ là:

Plot[{Sin[x], Cos[x]}, {x, 0, 2 Pi}, PlotLegends -> "Expressions"]

Để việc vẽ đồ thị sinh động hơn, ta sẽ dùng lệnh "Manipulate" để thay đổi các hệ số và quan sát ảnh hưởng của chúng. Ví dụ: muốn thử xem hàm Sin[n*x] thay đổi như thế nào khi hệ số n thay đổi, ta dùng lệnh sau:

Manipulate[Plot[Sin[n x], {x, 0, 2 Pi}], {n, 1, 20}]

Bạn có thể kéo thanh trượt để xem n ảnh hưởng đến đồ thị thế nào. Hoặc bạn có thể nhấn vào dấu + ở cuối thanh trượt để có thể tinh chỉnh nhiều hơn:

Dĩ nhiên các bạn có thể tinh chỉnh nhiều hệ số cùng 1 lúc:

Manipulate[ ParametricPlot[{a1 Sin[n1 (x + p1)], a2 Cos[n2 (x + p2)]}, {x, 0,    20 Pi}, PlotRange -> 1, PerformanceGoal -> "Quality"], {n1, 1,   4}, {{a1, 1}, 0, 1}, {p1, 0, 2 Pi}, {{n2, 5/4}, 1, 4}, {{a2, 1}, 0,   1}, {p2, 0, 2 Pi}]

Sau đó bấm vào dấu + ở góc trên cùng bên trái để nó tự chạy

Ứng dụng của Wolfram trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật là rất lớn. Chúc các bạn trẻ thành công!

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Arduino thâm cung bí sử - Thuở hồng hoang

Rất ít người biết rằng đã từng tồn tại 2 công ty Arduino tranh giành thị trường, càng ít ít người biết hơn vì sao Arduino tại sao ra đời ở nước Ý. Tuy nhiên thâm cung bí sử của Arduino chưa dừng lại đây. Bạn có biết tại sao Arduino IDE lại dùng java? Bạn có biết rằng các prototype của arduino sử dụng ARM hay chip dán ATmega128 trước khi quay sang ATmega8 để giảm giá không? Cùng đọc tiếp để hiểu thêm về thời hoang sơ của công ty này nha!

Lược dịch và tham khảo từ github của Barragán.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: 

Trí thông mình nhân tạo với Watson IBM và Raspberry Pi (Phần 1): Nhận dạng ngôn ngữ và tâm trạng

Bài trước tui đã hướng dẫn các bạn làm một khóa "thông minh" diện khuôn mặt với Raspberry Pi. Vì tài nguyên của Pi có hạn nên một phần công việc (cụ thể là phần training) phải được đảm nhận bởi một hệ thống khác là máy tính cá nhân của bạn. Đây cũng là xu thế của các sản phầm phần cứng trí thông minh nhân tạo trong tương lai: các phần cứng vật lý được kết nối với đám mây/ siêu máy tính để giải các thuật toán thông minh, nhường tài nguyên để robot thao tác với môi trường ngoại vi. Để làm hiểu rõ vấn đề này hơn tui sẽ hướng dẫn các bạn trong bài này xây dựng một hệ thống nhận diện giọng nói và đoán xem tâm trạng của người nói đang hỷ nộ ái ố ra sao. 

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.