Cảm biến nhiệt độ TTL - Độ nhạy cao

Mình thấy bài viết của Đỗ Hữu Toàn rất hay, nay mình có cơ hội dùng cái cảm biến nhiệt độ TTL này nên giới thiệu với mọi người luôn. Do hướng dẫn sử dụng cũng giống cái của Toàn nên mình viết dưới dạng bài viết truyền cảm hứng để gom nhóm với Toàn.

I. Giới thiệu

Cảm Biến Nhiệt Độ (Thermal Sensor Temperature) trên được sử dụng để đo nhiệt độ môi trường xung quanh với độ nhạy cực cao, giúp phát hiện sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, cảm biến tương thích với hầu hết các board vi điều khiển như Arduino.

Biến trở trên module giúp điều chỉnh mức nhiệt độ mà module Cảm biến nhiệt độ sẽ cảm nhận, chẳng hạn như chúng ta cần chỉnh cho module sẽ phát hiện ở nhiệt độ là 50 độ C, thì trong môi trường 50 độ C , vặn biến trở đến khi đèn màu xanh trong module sáng lên là được, lần sau khi đúng nhiệt độ đó module Cảm biến nhiệt sẽ tự động báo cho chúng ta biết (đèn xanh sẽ sáng lên). Khoảng nhiệt độ mà cảm biến có thể cảm nhận tốt là trong khoảng 20 – 80 độ C.

II. Cách sử dụng

a. Kết nối

Cảm biến độ ẩm đất có 4 chân : Vcc, GND, 2 ngõ ra là D0 ( cho giá trị trả về mức logic 0 1) và A0 (giúp bạn có thể đọc được chính xác). Bạn có thể dùng 1 trong 2 chân này...Ở đây đọc giá trị của cả 2 chân ( để các bạn hiểu là chính ) 

Cảm biến nhiệt độ TTL Arduino UNO
Vcc 5V
GND GND
D0 2
A0 A0

b. Code

void setup() 
{
  Serial.begin(9600);//Mở cổng Serial ở mức 9600
  pinMode (2, INPUT);
  pinMode (13, OUTPUT);
}
 
void loop() 
{
  int value = analogRead(A0);     // Ta sẽ đọc giá trị hiệu điện thế của cảm biến
                                      // Giá trị được số hóa thành 1 số nguyên có giá trị
                                      // trong khoảng từ 0 đến 1023
  Serial.println(value);//Xuất ra serial Monitor                   
  delay(10);
  
  // Đọc giá trị D0 rồi điều khiển Led 13
  if (digitalRead (2) == 0)
  {
 	digitalWrite (13, HIGH);
  }
  else{
 	digitalWrite (13, LOW);
  }
}

III. Lời kết

Chúc các bạn thành công!!!! Share và Rate Node cho mình nhé

Những hình ảnh về dự án: 
Bài viết truyền cảm hứng: 
lên
12 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Hướng dẫn điều khiển động cơ bước với thư viện Accel Stepper và driver điều khiển động cơ bước A4988 hoặc DRV8825

Mình thấy có nhiều bạn hỏi về stepper và cách điều khiển nó. Đồng thời thấy vấn đề điều khiển động cơ bước là một vấn đề kinh điển nhưng lại chưa có trên Cộng đồng. Ngoài ra, vì chức năng điểm cộng đồng khá hay và mình cũng muốn có quà nên hôm nay mình sẽ hướng dẫn rất kỹ với các bạn! Thư viện mình dùng là thư viện AccelStepper chứ không phải thư viện stepper mặc định của Arduino nên có thể điều khiển đồng thời nhiều stepper và kết hợp với các thư viện bất đồng bộ khác.

lên
54 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách xóa Hoodloader2 cho con Atmega16u2/Atmega32u4 trên Arduino Uno / Mega của bạn

Bạn đã biết đến Hoodloader2 cho bài của bạn HACK NÃO đúng không nào? Hôm nay, mình sẽ chỉ cách xóa, vì nhiều lúc mình chỉ cần con atmega328 thôi. Mà cứ mỗi lần nạp cho nó thì phải qua bước kiểm tra con atmega16u2 thì chán quá.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.