Thí nghiệm cho Arduino nghe nhạc: Thú vị hay điên rồ

Nào ta cùng bắt đầu làm thí nghiệm!!!!!!

Chuẩn bị

  • Arduino bất kì (Ở đây mình dùng con Pro micro)
  • Jack cắm loa 3.5mm đực (Có sẵn dây nha, không có dây thì phải đi hàn tốn thời gian lắm)
  • Một bài hát yêu thích <3

​Xong rồi.

Lắp mạch

Trước tiên bạn bóc lớp vỏ ngoài cùng của dây jack cắm ra, bạn sẽ thấy 2 loại dây là dây trần (Không bọc vỏ cách điện) và dây có vỏ cách điện. Bạn tiến hành nối tất cả dây trần lại với nhau làm GND (Nối với GND arduino) và nối tất cả dây có vỏ bọc cách điện lại làm dây tín hiệu (Nối với chân analog của arduino). Sau đó lắp mạch như hình:

Xong lun rồi nè

Bây giờ là phần quan trọng nhất!

Tiến hành code thí nghiệm

Code thì rất rất dơn giản luôn ák

void setup() {
  Serial.begin(9600);
}

void loop() {
  Serial.println(analogRead(A2));
}

// Code Super đơn giản luôn :D

Ok, bây giờ bật bài hát yêu thích và Serial Monitor lên để xem thử "não arduino khi nghe nhạc" nha :)).

Kết quả

Xem video cho nó thực tế:

Những con số mà ta đã thấy là gì?

Đó là điện áp do sóng âm thanh tạo ra, chân A2 đã đọc điện áp đó và xuất ra màn hình.

Kết luận

Bây giờ ta đã thí nghiệm xong và đã thấy điều thú vị rồi! Còn ứng dụng thì mình đang nghiên cứu, khi nào nghiên cứu xong thì chắc chắn mình sẽ chia sẻ cho mọi người trong cộng đồng <3. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

lên
18 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 15: Ứng dụng Timer lập trình 2 led blink song song

Đây là phần 15 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 14 tại đây

Ở phần trước, mình đã hướng dẫn các bạn sử dụng timer trong Arduino và mBlock. Và hôm nay mình sẽ đưa ra một ví dụ ứng dụng timer. Ví dụ đó chính là làm cho 2 led blink song song nhau theo 2 chu kì thời gian khác nhau, đây cũng chính là ứng dụng chính của timer.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 12: Tạo hàm điều khiển motor

Đây là phần 12 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 11 tại đây

Ở phần 9 mình đã hướng dẫn cách điều khiển motor với module L298, đồng thời ở phần trước mình cũng đã hướng dẫn cách tạo một hàm riêng. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo hàm điều khiển motor cho module L298. Vào luôn!

 

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.