Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn - Phần 2

Xin chào mọi người! Sau 1 quãng thời gian khá lâu vì mình ôn thi học kì thì bây giờ mình đã rãnh rỗi để viết tiếp phần 2 cho chuỗi bài "Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn". Ở phần 1, mình đã nói về phần cứng của các loại module led 7 đoạn. Bạn nào chưa xem thì xem lại tại đây. Còn ở phần 2 này, mình sẽ nói về cách lập trình cho module 4 led 7 đoạn loại 12 chân.

Lắp mạch

Mình sẽ không nói về phần cứng nữa, vì mình đã trình bày rõ ở phần 1. Mà mình chỉ nói tới cách lắp mạch.

Ở đây mình chỉ nói 1 lần, còn các loại 14, 16 chân bạn làm tương tự. Bạn sẽ nối tất cả các pin của module vào các pin arduino (Trừ pin 0 và 1). Khá đơn giản :v. Còn cách sử dụng ic74hc595 thì mình đang nghiên cứu, khi nào thành công, mình viết tiếp :D. Nếu bạn muốn thì có thể lắp thêm điện trở từ 220 - 1k5 ôm vào mỗi pin chung của từng nhóm led (Chung âm hoặc chung dương).

Code lập trình

Trước tiên các bạn tải thư viện này về, tải tại đây. Sau khi tải về giải nén và chép vào thư mục libraries trong thư mục cài đặt Arduino IDE của bạn.

Các bạn tham khảo code bên, mình cũng có vài câu giải thích trong code luôn.

#include "SevSeg.h" //Thêm thư viện SevSeg vào.

//Tạo đối tượng led 7 đoạn
SevSeg myDisplay;

void setup()
{

    int displayType = COMMON_CATHODE; //Kiểu led chung cực dương(COMMON_ANODE) hay cực âm(COMMON_CATHODE)

    int digit1 = 8; //Pin chung nhóm 1
    int digit2 = 5; //Pin chung nhóm 2
    int digit3 = 11; //Pin chung nhóm 3
    int digit4 = 13; //Pin chung nhóm 4

    //Khai báo pin các nhánh của led đơn
    int segA = 7; //Nhánh led A
    int segB = 6; //Nhánh led B
    int segC = 10; //Nhánh led C
    int segD = 3; //Nhánh led D
    int segE = 9; //Nhánh led E
    int segF = 4; //Nhánh led F
    int segG = 2; //Nhánh led G
    int segDP = 12; //Dấu chấm

    int numberOfDigits = 4; //Số dấu chấm

    myDisplay.Begin(displayType, numberOfDigits, digit1, digit2, digit3, digit4, segA, segB, segC, segD, segE, segF, segG, segDP); //Thông báo thông tin về module
    myDisplay.SetBrightness(100); //Điều chỉnh độ sáng là 100%
}

void loop()
{
    myDisplay.DisplayString("abcd", 0b00001000); /* Thể hiện chữ AbcD ra bảng LED, và dãy số 0b00001000 là vị trí dấu chấm. 
                                                     Bạn hãy thử thay những số 0 bằng số 1 hoặc ngược lại để kiểm nghiệm*/
    delay(5000); //Chờ 5s
    myDisplay.DisplayString("11 3", 0b00000001); /*Thể hiện dãy "11 3" ra bảng led*/
}

Khi bạn biểu diễn một kí tự mà thư viện không có và biểu diễn dấu cách thì led đơn đó sẽ không sáng.

Thư viện này rất đơn giản, sau khi mình khám file nguồn của thư viện nó chỉ gồm 3 câu lệnh chính:

  • .Begin();
  • .SetBrightness();
  • .DisplayString();
và vài câu lệnh phụ khác được tác giả khai báo là không công khai nên ta không dùng được :V.

Tạm kết

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cách lập trình cho module 4 led 7 đoạn loại 12 chân rồi. Ở phần sau sẽ là loại 16 chân. Chúc các bạn thành công. Tạm biệt!!!
 

Fix thư viện

Nếu bạn code bị lỗi thì tải bản fix thư viện này về và giải nén vào thư mục libraries trong thư mục cài đặt Arduino IDE của bạn. Lí do là bản thư viện ở trên được viết cho IDE bản Classic nên khi các bạn sử dụng Cho các bản IDE modern sẽ bị lỗi.

Tải tại đây

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Bộ điều khiển PID - ứng dụng phần 2 - xe dò line dùng thuật toán PID

Tiép nối bài viết về xe dò line cảm ơn Đỗ Hữu Toàn đã viết hộ mình phần 4. hôm nay mình sẽ làm cho chiếc xe dò line đi mượt và có hồn hơn 

lên
34 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Chạy hàm song song với delay

Xin chào các bạn! Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đang làm một việc gì đó và sẽ có lúc chúng ta phải đợi một khoảng thời gian rồi mới làm tiếp công việc ấy, và khi ấy ta sẽ tận dụng khoảng thời gian ấy để làm một việc khác. Vậy trong arduino ta có thể làm tương tự không, trong khi ta cho chương trình delay thì ta lại cho nó thực hiện một việc gì đó. Đáp án là được, bài viết này sẽ chia sẻ thủ thuật khá hay này.

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

State Machine Với Arduino

   Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách lập trình, quản lý code khá thú vị và mới lạ, đó chính là State Machine hay trạng thái máy. Đây là một cách thức lập trình cũng được sử dụng khá nhiều cho các hệ thống, phần mềm, máy móc trong thực tế. Dưới đây, mình chỉ viết những gì mình biết và tìm hiểu được nên có gì sai sót, mong các bạn đã biết về state machine hãy góp ý cho mình bên dưới phần comment để bài viết hoàn thiện hơn. Bắt đầu thôi!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.