loc4atnt gửi vào
- 22319 lượt xem
Xin chào mọi người! Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về module 4 led 7 đoạn. Đây là phần 3, bạn có thể xem lại phần 2 ở đây
Nếu như các bạn đọc phần 2 thì sẽ biết nội dung phần 2 nói về việc lập trình loại 12 pin. Còn ở phần 3 mình sẽ nói về việc lập trình loại 16 chân và loại 14 chân. Bắt đầu thôi!
Lắp mạch
Làm phiền bạn xem lại phần 1, phần 2 :). Bạn phải xem một cách tuần tự thì mới hiểu mình viết cái gì.
Loại 16 chân
Tại sao loại này có nhiều hơn loại thường 4 chân
Đầu tiên loại này vẫn có 12 chân có chức năng như loại thường. Còn lại 4 chân chia làm 2 nhóm: 1 nhóm là cặp của dấu hai chấm, 1 nhóm là cặp của dấu chấm phẩy trên đầu đoạn led thứ 3.
Code lập trình
Các bạn tham khảo code bên, mình cũng có vài câu giải thích trong code luôn.
Nhân tiện mình test lun Arduino Create :D.
Ok, bây giờ, ta sẽ tìm hiểu tiếp cschs lập trình loại 14 pin. Ơ, khoan đã, tại sao chúng ta không theo thứ tự 14pin=>16pin nhỉ???
Lí do ở đây là cái thư viện! Lúc mình mới tìm hiểu về loại 14 pin, mình cố gắng tìm bài viết trên cộng đồng nhưng toàn gặp loại 12pin, nên sau đó mình đã mở file nguồn (*.h,*.cpp) để xem câu lệnh khai báo dành cho loại 14pin này. Hehe! Sau đó, mình đã khám phá ra bí mật của cái thư viện!!!
Bí mật của cái thư viện
Với cái thư viện này, ta sẽ dùng được 4 câu lệnh:
- 2 câu lệnh *.Begin() dùng khai báo pin cho 2 loại: 12pin và 16pin, không có loại 14 pin (0_0)
- Câu lệnh *.SetBrightness(x) điều chỉnh độ sáng của led là x%
- Câu lệnh *.DisplayString("1234", 0b00000001) biểu diễn dãy "1234" ra module, dãy 0b00000001 là vị trí dấu chấm.
Thư viện còn 1 số câu lệnh khác, nhưng tác giả khai báo không công khai nên không dùng được.
Loại 14 pin
Vì thư viện không có lệnh khai báo cho loại 14 pin, nên ta sẽ dùng một mẹo nhỏ. Mẹo này mình cũng hay dùng cho các thư viện bị lỗi giống thế này.
Mình cũng định sửa lại thư viện để thêm vào đó câu lệnh khai báo cho loại 14 pin. nhưng sợ ảnh hưởng đến tác giả nên thôi :D.
Mình sẽ dùng lệnh khai báo của loại 16pin, ở vậy 2 pin của dấu chấm phẩy vứt đâu nhỉ?? Hehe, ta sẽ dùng mẹo này để vứt nó đi :D.
Mẹo đó là khai báo 2 pin của dấu chấm phẩy là 2 pin ảo, ảo như thế nào thì nhìn code sẽ hiểu.
Tạm kết
Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cách lập trình cho module 4 led 7 đoạn loại 16 pin và loại 14 chân. Ở phần sau mình chúng ta sẽ thực hành tự LÀM module 4 led 7 đoạn đó! Các bạn nhớ đón xem nha! Chúc các bạn ăn tết vui vẻ !!!