Tổng quan về cách sử dụng Module 4 LED 7 đoạn - Phần 3

Xin chào mọi người! Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về module 4 led 7 đoạn. Đây là phần 3, bạn có thể xem lại phần 2 ở đây

Nếu như các bạn đọc phần 2 thì sẽ biết nội dung phần 2 nói về việc lập trình loại 12 pin. Còn ở phần 3 mình sẽ nói về việc lập trình loại 16 chân và loại 14 chân. Bắt đầu thôi!

Lắp mạch

Làm phiền bạn xem lại phần 1, phần 2 :). Bạn phải xem một cách tuần tự thì mới hiểu mình viết cái gì.

Loại 16 chân

Tại sao loại này có nhiều hơn loại thường 4 chân

Đầu tiên loại này vẫn có 12 chân có chức năng như loại thường. Còn lại 4 chân chia làm 2 nhóm: 1 nhóm là cặp của dấu hai chấm, 1 nhóm là cặp của dấu chấm phẩy trên đầu đoạn led thứ 3.

Code lập trình

Trước tiên các bạn tải thư viện này về, tải tại đây. Sau khi tải về giải nén và chép vào thư mục libraries trong thư mục cài đặt Arduino IDE của bạn.

Các bạn tham khảo code bên, mình cũng có vài câu giải thích trong code luôn.

Nhân tiện mình test lun Arduino Create :D.

Ok, bây giờ, ta sẽ tìm hiểu tiếp cschs lập trình loại 14 pin. Ơ, khoan đã, tại sao chúng  ta không theo thứ tự 14pin=>16pin nhỉ???

Lí do ở đây là cái thư viện! Lúc mình mới tìm hiểu về loại 14 pin, mình cố gắng tìm bài viết trên cộng đồng nhưng toàn gặp loại 12pin, nên sau đó mình đã mở file nguồn (*.h,*.cpp) để xem câu lệnh khai báo dành cho loại 14pin này. Hehe! Sau đó, mình đã khám phá ra bí mật của cái thư viện!!!

Bí mật của cái thư viện

Với cái thư viện này, ta sẽ dùng được 4 câu lệnh:

  • 2 câu lệnh *.Begin() dùng khai báo pin cho 2 loại: 12pin và 16pin, không có loại 14 pin (0_0)
  • Câu lệnh *.SetBrightness(x) điều chỉnh độ sáng của led là x%
  • Câu lệnh *.DisplayString("1234", 0b00000001) biểu diễn dãy "1234" ra module, dãy 0b00000001 là vị trí dấu chấm.

Thư viện còn 1 số câu lệnh khác, nhưng tác giả khai báo không công khai nên không dùng được.

Loại 14 pin

Vì thư viện không có lệnh khai báo cho loại 14 pin, nên ta sẽ dùng một mẹo nhỏ. Mẹo này mình cũng hay dùng cho các thư viện bị lỗi giống thế này.

Mình cũng định sửa lại thư viện để thêm vào đó câu lệnh khai báo cho loại 14 pin. nhưng sợ ảnh hưởng đến tác giả nên thôi :D.

Mình sẽ dùng lệnh khai báo của loại 16pin, ở vậy 2 pin của dấu chấm phẩy vứt đâu nhỉ?? Hehe, ta sẽ dùng mẹo này để vứt nó đi :D.

Mẹo đó là khai báo 2 pin của dấu chấm phẩy là 2 pin ảo, ảo như thế nào thì nhìn code sẽ hiểu.

Tạm kết

Như vậy là ta vừa tìm hiểu xong cách lập trình cho module 4 led 7 đoạn loại 16 pin và loại 14 chân. Ở phần sau mình chúng ta sẽ thực hành tự LÀM module 4 led 7 đoạn đó! Các bạn nhớ đón xem nha! Chúc các bạn ăn tết vui vẻ !!!

lên
17 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 16: Lập trình Arduino thời gian thực - Lập trình sự kiện

Đây là phần 16 của chuỗi bài viết "Lập trình Arduino không cần viết code"

- Xem lại phần 15 tại đây

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ cho các bạn thấy được sự thú vị nhất của phần mềm lập trình kéo thả mBlock. Đó chính là lập trình thời gian thực. Từ việc lập trình thời gian thực này ta có thể tạo ra được các game hay điều khiển Arduino bằng ứng dụng đồ họa, bởi đơn giản mBlock cũng hỗ trợ tạo ra game hay đồ họa. HeHe, bạn cũng có thể nói rằng nó là sự kết hợp 2 trong 1 của Processing và Arduino. Tất nhiên là ta chỉ làm được khi bạn kết nối Arduino với mBlock.

lên
11 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Giới thiệu về bộ Gear Box Tamiya 70168 2 Motor

Chào mọi người! Mấy bữa nay bận quá không có thời gian viết bài, hôm nay rãnh rỗi nên viết bài này cho mọi người cùng đọc hihi :)). Qua bài viết Giới thiệu về các loại hộp số (bộ giảm tốc) chúng ta thường dùng khi làm xe mô hình với Arduino, các bạn đã biết đôi chút về bộ giảm tốc này rồi. Đặc biệt tác giả của bài viết cũng đã thiết kế riêng cho hộp số này 1 cái đế để gắn cho cái bánh xe vàng. Vì vậy hôm nay mình sẽ giới thiệu nó một cách chi tiết cho các bạn xem.

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.