huytion156 gửi vào
- 25938 lượt xem
Đối với các bạn muốn học về Raspberry PI, điều mà chúng ta luôn phải biết khi sử dụng PI là điều khiển Raspberry PI từ xa qua SSH. Không cần phải sử dụng màn hình, không cần chuột, bàn phím,... chúng ta vẫn điều khiển được PI. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
CHUẨN BỊ
- 1 Raspberry PI (đã cài đặt Raspbian). Tôi dùng Raspberry Pi 3.
- 1 máy tính.
SSH là gì?
SSH (viết tắt của từ Secure Socket Shell) là một giao thức mạng được sử dụng để đăng nhập vào một máy tính từ xa. Chẳng hạn bạn có một máy tính ở nhà cài Linux có cài SSH thì bạn có thể đăng nhập vào máy tính đó từ xa để quản lý dữ liệu.
Mục đích
- Cấu hình Raspberry Pi để sử dụng tính năng điều khiển từ xa qua SSH.
- Cấu hình trên máy tính để điều khiển SSH.
Bước 1: Cấu hình Raspberry PI
Đối với các dòng Raspberry PI từ PI 3 trở về trước mặc định đã được bật SSH nên các bạn không cần phải bật nó. Nhưng với PI 3 thì chúng ta phải bật SSH lên trước.
Để bật SSH trên PI, ta mở Terminal và gõ lệnh:
sudo raspi-config
Xuất hiện hộp thoại config trên Terminal, chọn "ssh"
Xuất hiện thông báo: "Would you like the SSH server enabled or disabled?". Chọn Enable.
Nếu đã hoàn thành xem như ta đã bật được SSH trên Raspberry PI.
Mẹo
Bạn có thể bật SSH trên PI bằng một cách "ngoại đạo" là tạo một file ssh (không có đuôi mở rộng) trên máy tính của các bạn và chép nó vào thẻ nhớ chứa hệ điều hành Raspbian. Bạn sẽ thấy sự bất ngờ :D :D :D
Bước 2: Cấu hình máy tính điều khiển
Nếu bạn sử dụng hệ điều hành Linux. Để kiểm tra máy bạn có bật SSH chưa thực hiện như sau:
which ssh
Nếu kết quả cho ra đường dẫn của SSH thì coi như máy đã cài đặt SSH.
Nếu không hiện ra hình trên tức là máy bạn chưa cài đặt SSH. Hãy dùng câu lệnh sau để cài:
sudo apt-get install openssh-client
Sau khi cài đặt xong, để điều khiển PI từ máy tính. Mở terminal và gõ:
ssh pi@dia_chi_ip_raspberry
Để xác định ip của Raspberry PI ta xem lại bài viết.
Đối với Windows thì rất đơn giản, bạn chỉ cần tải phần mềm Putty về và cài đặt. Mở phần mềm lên và điền IP vào và bấm Open thôi.
Giờ bạn đã SSH được tới Raspberry PI rồi. Còn vấn đề SSH rồi làm gì nữa tôi sẽ đề cập ở bài viết sau.!
Ưu điểm
- Kết nối đơn giản và nhanh chóng
- Thích hợp với nhưng người dùng thành thạo Linux.
Khuyết điểm
Không có giao diện đồ họa