Bài 5: Tải chương trình mẫu lên Intel Galileo

Tải chương trình mẫu

Hãy mở Galileo IDE, chọn ví dụ Blink bằng cách vào menu File -> Examples -> 01.Basics -> Blink.

/*
  Blink
  Turns on an LED on for one second, then off for one second, repeatedly.

  This example code is in the public domain.
 */

// Pin 13 has an LED connected on most Arduino boards.
// give it a name:
int led = 13;

// the setup routine runs once when you press reset:
void setup() {                
  // initialize the digital pin as an output.
  pinMode(led, OUTPUT);     
}

// the loop routine runs over and over again forever:
void loop() {
  digitalWrite(led, HIGH);   // turn the LED on (HIGH is the voltage level)
  delay(1000);               // wait for a second
  digitalWrite(led, LOW);    // turn the LED off by making the voltage LOW
  delay(1000);               // wait for a second
}

Kết nối máy tính của bạn với Galileo qua cổng USB Client. Vào menu Tools -> Boards và chọn Intel Galileo. Vào menu Tools -> Serial Port và chọn cổng COM thích hợp.

Bấm tổ hợp phím Ctrl + U để tải chương trình lên Galileo.

Tìm lỗi

Nói chung, khi bạn gặp bất cứ vấn đề nào, hãy thử reboot lại Galileo bằng nút reboot trên mạch: tháo hết tất cả các dây tín hiệu đang cắm vào Galileo, chờ một vài giây rồi cắm vào lại và chờ đến khi Galileo khởi động (boot-up) xong. Nếu điều đó không giải quyết được gì, hãy thử khởi động lại máy tính của bạn. Đôi lúc việc reboot mọi thứ lại tỏ ra có tác dụng.

Lỗi "Improper File Name" (Mac)

Trên các máy Mac, bạn có thể gặp lỗi thế này

i586-poky-linux-uclibc-g++: error: Galileo.app/Contents/Resources/Java/hardware/tools/x86/i586-poky-linux-uclibc: No such file or directory

Đó là do tên chương trình của bạn, nó không được phép có khoảng trống (dấu cách). Ví dụ, nếu tên chương trình của bạn là "Intel Galileo", hãy sửa lại thành "IntelGalileo".
 

Lỗi Bad COM Port (Windows)

Trên Windows, quá trình tải chương trình của bạn lên Galileo có thể bị treo và dẫn đến lỗi sau
line 34: /dev/ttyS78: Read-only file system
Đó là do số hiệu cổng COM của bạn quá lớn, kiểu như COM30 hay COM45 trong khi thường thường, ta chỉ sử dụng những cổng như COM3, COM4, COM5,...
Để khắc phục hiện điều này, bạn phải đổi số hiệu cổng COM đang sử dụng xuống một con số nhỏ hơn 10. Hãy xem hướng dẫn thay đổi ở phía dưới.
 

Cách đổi cổng COM (ví dụ với Arduino Uno)

  • Mở cửa sổ Device Manager
    • Vào Start -> Run gõ "devmgmt.msc" và bấm Enter
  • Mở mục Port (COM & LPT) và click chuột phải vào cổng COM ứng với mạch Galileo đang sử dụng của bạn, chọn Properties
  • Chọn Port Setting, mục Advanced

...

  • Chọn cổng COM thích hợp (bé hơn 10) trong mục COM Port Number, bấm OK để xác nhận thay đổi.

lên
4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Vòng đeo tay hỗ trợ người mù

Dự án là một vòng đeo tay hỗ trợ cho người mù có trọng lượng khá nhẹ chỉ khoảng 65g, có thể sạc pin khi hết, sử dụng cảm biến khoảng cách hc-sr04 và những thứ sẵn có xung quanh chúng ta. Mình mong muốn đóng góp sản phẩm này với hy vọng, nó sẽ sẽ giúp người mù đi lại được tốt hơn bằng việc thông báo cho họ âm thanh hoặc rung động khi đến gần vật cản. Với một chút kiến thức về Arduino bất cứ ai cũng có thể làm được điều này. Thiết bị dễ dàng đeo và tháo ra khỏi tay một cách nhanh chóng. Các bạn cùng chiêm ngưỡng nhé!

lên
15 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Giới thiệu về board mạch Intel Galileo

Intel Galileo là một bo mạch vi điều khiển chuyên dùng cho việc phát triển phần mềm và phần cứng tương tự như Andruino hay Raspberry Pi.

Intel Galileo do Intel trưc tiếp phát triển và là sản phẩm đầu tiên được đội ngũ phát triển Arduino chứng nhận đạt chuẩn tương thích với nền tảng Arduino.

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Các rắc rối thường gặp khi làm việc với Arduino

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn các rắc rối thường gặp khi làm việc với Arduino. Mặc dù tôi đã nghiên cứu Arduino được khá lâu nhưng thỉnh thoảng tôi cũng hay gặp phải chúng. Bài viết có thể sẽ được cập nhật dần để bao quát hết được các xu hướng mắc lỗi thường gặp cũng như những lỗi hay hiện tượng "từ trên trời rơi xuống" của người mới nghiên cứu Arduino.

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.