In một chuỗi với nội dung được quy định sẵn trong Arduino (Formatted String)

Giới thiệu

Trong các bài trước, chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về chuỗi trong Arduino, hôm nay sẽ là một trick nho nhỏ nhằm giúp cho bạn quản lý các câu lệnh gửi qua Serial.

Mục đích

Mục đích của mình khi viết bài này đó là khi xây dựng những ứng dụng kiểu Arduino kết nối với các thiệt bị cứng ngang hàng khác (ví dụ như máy tính) thì ta sẽ không tốn bất kỳ một vùng RAM nào trong não để lưu nhớ và tìm kiếm đoạn lệnh nữa.

Phần cứng

Đặt vấn đề

Bây giờ mình muốn sử dụng một bé Arduino UNO R3 để làm một module nhiệt độ, độ ẩm truyền dữ liệu đến máy tính. Giả sử ở trên máy tính, mình có một chương trình Processing có khả năng được một format kiểu và tự lấy ra được thông tin nhiệt độ (temp) và độ ẩm (humi)

TEMP_HUMI "temp" "humi"

Ví dụ: TEMP_HUMI 23.21312 87.2131

Vậy bây giờ, làm thế nào để gửi được dòng lệnh trên máy tính một các tối ưu nhất?

Giải quyết

Việc đơn giản nhất mà ai cũng có thể cài đặt được, đó là xây dựng một hàm với 2 tham số nhiệt độ, độ ẩm và sau đó xuất ra Serial.


//Hàm in giá trị temp và humi ra Serial
void print_temp_humi(float temp, float humi) {
  Serial.print("TEMP_HUMI ");  // in "TEMP_HUMI "
  Serial.print(temp);          // in "temp"
  Serial.print(" ");           // in " "
  Serial.println(humi);        // in "humi" và xuống dòng
}

void setup () {
    Serial.begin(9600);
    print_temp_humi(23.21312f, 87.2131f);
}
void loop () {/*do nothing*/}

Và bạn có thể nhận được kết quả

TEMP_HUMI 23.21 87.21 1814

Có thể thấy rằng, chúng ta khá ẩu trong việc in, vì nếu có một lý do nào đó mà bạn muốn thay đổi cấu trúc của câu lệnh trả về cho Serial thì bạn phải sửa dưới hàm print_temp_humi, như vậy rất mất thời gian và việc để cho người khác (trong nhóm) hiểu được code của bạn sẽ trở nên khó hơn. Vậy hãy cải tiến lại bằng cách sử dụng hằng chuỗi và thiết đặt các hằng số ở đầu chương trình nào

// start define
const char TEMP_HUMI_COMMAND[] = "TEMP_HUMI %d.%d %d.%d\n";
#define MAX_LENGTH        100
#define EXP               1000  // độ chính xác đến 3 chữ số thập phân (1
// - end define

// Trả về phần nguyên và phần thực của một số thực, các biến prefix và suffix là "tham biến" (có dấu & ở trước)
// nên giá trị của 2 biến đó sẽ thay đổi khi chạy xong hàm
void parse_float(float val, int &prefix, int &suffix) {
  prefix = int(val);
  suffix = (val - prefix) * EXP;
}

//Hàm in giá trị temp và humi ra Serial
//Chúng ta không thể in một biến kiểu float ra ngoài một cách trực tiếp được. Vì họ AVR's không hỗ trợ việc in một biến kiểu float hoặc tương tự.
// Giải pháp: Ta sẽ cắt số thực thành 2 phần: phần nguyên, và phần thực, sau đó in phần nguyên và phần thực lần lượt ra
void print_temp_humi(float temp, float humi) {
  int temp_pre, temp_suf, humi_pre, humi_suf;
  
  parse_float(temp, temp_pre, temp_suf);  // 2 biến prefix, suffix là ánh xạ đến vùng nhớ của biến temp_pre, temp_suf
  parse_float(humi, humi_pre, humi_suf);

  char buffer[MAX_LENGTH];
  sprintf(buffer, TEMP_HUMI_COMMAND, temp_pre, temp_suf, humi_pre, humi_suf);
  Serial.println(buffer); 
}

void setup () {
    Serial.begin(9600);
    print_temp_humi(23.231, 87.21);
}
void loop () {/*do nothing*/}

Ok, bây giờ mọi thứ trong tốt hơn hẳn, bạn hãy đọc những dòng comment trong code để nhâm nhi nhé hehe

Kết luận

Đây là một mẹo nhỏ mà mình mong muốn các bạn hãy áp dụng trong việc code, đừng để việc in chuỗi lung tung vì khi chương trình có quá nhiều chuỗi thì bạn sẽ cạn kiệt RAM, lúc đấy thì chỉ có mệt đầu mà thôi smiley!

Hãy code để người bạn của bạn có thể hiểu và cùng nhau san sẻ công việc với bạn, bạn nhé devil

lên
6 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

Kết nối điều khiển từ xa sử dụng ESP8266 và Arduino với hệ thống firmware iNut Cảm biến CloudMQTT - 1000 firmware miễn phí

Chuyện kể rằng, có 02 sinh viên Việt Nam, trong lúc làm đồ án đại học kết nối điều khiển từ xa qua Internet. Một người thì chọn phương án truyền thống sử dụng máy tính làm máy chủ và demo các tính năng theo yêu cầu đồ án. Người còn lại biết đến iNut Sensor và tìm cách tối ưu hóa phần mềm và phần cứng nhằm chau chuốt cho đồ án của mình trở nên "xịn" và "nhiều tính năng bá đạo". Đến lúc bảo vệ đồ án, cậu sinh viên 01 cảm thấy choáng ván với muôn vàn vấn đề từ việc nơi trình bày đồ án không có wifi, mạng chập chờn, máy tính mở không lên, đứt cáp biển,... Cuối cùng cũng bảo vệ được với điểm số không ưng ý lắm dù tốn rất nhiều thời gian và công sức. Cậu còn lại nhờ vào việc chau chuốt phần mềm, tối ưu hóa và comment kĩ từng lệnh trong dòng code, viết báo cáo bài bản chuẩn bị slide như ý, dùng điện thoại cài wifi, quét mã QRcode để chia sẻ quyền truy cập đến phần mềm rất chuyên nghiệp, mọi thứ cậu chủ động hoàn toàn mà không bị các vấn đề "học tài thi phận" bủa vây mà kết quả hết sức mĩ mãn, điểm số mĩ miều, kiến thức IoT được chuẩn hóa. Thực vậy, các dự án, đồ án sử dụng nền tảng iNut Platform bên dưới cho phép các bạn sinh viên làm các dự án hết sức hoàn hảo: từ xe điều khiển, bãi giữ xe thông minh, hệ thống máy lạnh, máy bơm, điều hòa thông minh,... do chinh các bạn tự làm nên đã đạt được những điểm số tốt và tuyệt đối. Cũng chính vì thế, iNut JSC (công ty chủ quản của iNut Platform) đã kết hợp với Khu Công nghệ phần mềm - ĐHQGHCM để tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn cho sinh viên Việt Nam sử dụng nền tảng IoT do iNut JSC phát triển. Và để mở con đường tri thức tiếp cận IoT trong nháy mắt, iNut JSC đã tạo ra một phiên bản firmware trị giá 50.000 đồng sử dụng clouding của CloudMQTT và tài trợ 1000 firmware cho tất cả các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam có thể tiếp cận IoT một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất!

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cách lưu trữ các biến số, mảng, chuỗi trong Arduino

Bạn có bao giờ tự hỏi những biến số, biến chuỗi hay biến mảng của mình được lâu ở đâu trên Arduino chưa? Trước kia, mình từng nghĩ rằng, nó được lưu ở vùng nhớ flash, nơi lưu trữ code mà chúng ta tải lên. Nhưng không, bình thường nó được lưu ở RAM!

Vậy RAM (viết tắt từ Random Access Memory) là gì? Nó là chữ viết tắt của một loại bộ nhớ chính của máy tính (Arduino cũng có thể xem là một máy tính). Như vậy nếu hết RAM, chương trình của bạn sẽ crash (hư – đỗ vỡ,…) một cách bất ngờ mà bạn không tài nào debug được (nếu bạn chưa đọc về bài này – hoặc những nội dung tương đương).

Vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần nắm rõ hơn bản chất của vấn đề này. Nó thật thú vị phải không nào?

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.