CÁCH HỒI SINH MÔ ĐUN SIM900A MINI BỊ HƯ TỤ - NHÌN NHẬN VỀ KHẮC PHỤC CÁC HƯ HỎNG CỦA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ

I. Mở đầu

Chào tất cả mọi người, bài viết này xin hướng dẫn những ai đã từng ngậm ngùi khi vô tình sơ suất làm hỏng tụ mô đun Sim900A và giúp những bạn trẻ mới vọc vạch về điện tử như mình đã từng phương hướng hồi sinh các mô đun điện tử bị hỏng hóc cái gì đó ại một vị trí nào đócheeky.

Phương châm là "cái khó nó ló cái khôn! khi ta đã nghèo mà còn mắc cái eo!".

TTL Phong

1.Tụ tantalum

Tụ trên có sẵn khi muaĐây là đối tượng ta cần phải giải quyết và coi nó là một ví dụ. Xem thêm về các loại tụ điện tại đây. Chắc chắn khi mọi người đã mò mẫm tới những kiến thức trên cộng đồng thì kiến thức về điện tử chắc cũng nắm chắc mấy phần 10 rồi nên mình chỉ giới thiệu cơ bản!

Tụ tantalum là một tụ phân cực, nó có bản cực bằng nhôm và tantali làm dung môi, chức năng của nó cũng giống như các tụ phân cực khác với điện dung cao so với kích thước nhỏ bé của nó và khá bền bỉ để dùng cho các vi mạch. Trong mô đun Sim900A mini phiên bản mới v5.1 (các phiên bản mới của mô đun Sim900A mini có tích hợp thêm tụ và đi ốt cùng với khả năng tự khởi động)... thì tụ tantalum có chức năng hỗ trợ cho nguồn cấp vào lọc nhiễu cho IC sim.

(IC sim có chế độ cấp nguồn rất thất thường, cần dòng nhỏ khi ở chế độ chờ chừng vào trăm mili ampe nhưng khi thực hiện các chức năng thì cần dòng từ 2A-3A). Vì vậy bản thân của tụ có sẵn cũng không đáp ứng nổi khi hoạt động trong các thiết bị với thời gian lâu dài. Ta cũng phải gắn thêm tụ ngoài và đi ốt.(xem bài viết trước về Sim900A).

Có 2 loại tụ này là tụ dán và tụ cắm!

Tụ Tantalum cắm

mặt trước và sau của tụ dán

 

2. Tại sao nó lại hỏng

Cũng như các linh kiện điện tử khác, chúng rất nhạy cảm với dòng điện, có 2 nguyên nhân chính sau:

  • Cấp ngược chân Vin(+) và GND(-).
  • Cấp điện áp vượt quá giới hạn của tụ.

Mắc các lỗi trên nhẹ thì chết tụ, nặng thì tụ sẽ nổ như  trường hợp của mình!!híc!!nguy hiểm lắm!!crying

Đến thượng đế cũng phải chào thua

II. Phòng tránh và cách khắc phục

1. Từ nguyên nhân ta có các biện pháp

  • Hãy tập trung và cẩn thận.
  • Chú ý nguồn cấp.

Mô đun Sim900A hoạt động tốt ở điện áp 5V, không trên không dưới!Nếu dưới thì không hoạt động (con led báo màu đỏ cứ nhấp nháy liên tục), nếu trên thì nổ tụ hư IC.

Just 5V

Tụ trên Sim như hình ảnh ở phần trên, nó mắc nối tiếp với nguồn cấp nên khi hỏng gây đoản mạch. Có các trường hợp:

May mắn tụ nổ hay hư giống như cái cầu chì ấy nên IC sim sẽ không chết! Hãy cầu may!crying

Chết cả tụ lẫn IC. HÃY ĐI MUA MỚI!!broken heart

Phải biết con tụ ấy chịu được điện áp tối đa là bao nhiêu!

Đọc tụ

Nó có 2 dòng:

  • Dòng trên: A108J:
    • ​​​Điện dung của tụ là C = 10 * 108 đơn vị pF , sai số điện dung J +/- 5%, (chữ "A" chỉ điện áp Umax = 100V con số này không thực tế và chả chính xác).
    • Khi mình lỡ cấp 5.5V cho mô đun thì nó đã nổ. Vì vậy có cách đọc khác, mình lần mãi chả ra vì quá ít người dùng và biết nó.tài liệu thì mỗi cái 1 quy chuẩn nước ngày nước kia. bó tay! Nếu rành mong chỉ giáo cho mình! Nhưng mọi người đừng lo khi đi mua (mà tốt nhất là mua trên mạng) thì sẽ có điện áp giới hạn rõ ràng! Ai siêng năng tra nổi hết cái datasheet đâu!
  • Dòng dưới là điện môi và các mã cho biết phải truy xuất từ bản mã nào! chúng ta khó mà tìm hiểu nổi vì nhiều nhà sản xuất!!

2.Khắc phục

a. Loại bỏ tàn tích: ta dùng mỏ hàn để tách tụ hư ra!

b. Mua một con tụ khác gắn vào

  • Ta nên lên mạng đặt mua thì sẽ rõ hết các thông số quan trọng.
  • Mua tụ có giới hạn cao thường nên 10V trở lên.Và giá sẽ cao hơn các loại tụ khác!
  • Một số từ khóa giúp bạn tìm: tụ tantalum 107C-100uftụ tantalum 227C-100uf

Một điều hết sức quan trọng là tuy giới hạn của tụ có cao đến đâu đi nữa thì ta phải cấp đúng 5V cho mô đun. Không thì hư luôn IC sim coi như vứt hết công sức!!

Chú ý: đâu là tụ phân cực và vạch đỏ chính là cực dương, cái này sai cũng chếttttttttttt!

Và rồi hàn vào thôi!!!!!!!!!!!!!!kkkkkkkkkkkkkkkkkkk.winkThành quả! Hãy thử đi nhá!

II. Mở rộng

Chúng ta hãy cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm sữa chữa để tiết kiệm chi phí, có một số kinh nghiệm và kiến thức tìm hiểu được muốn chia sẽ đến mọi người:

  1. Khi một mô đun và thiết điện tử bị hư thường nó có rất nhiều linh kiện đúng không, trước hết hãy kiểm tra các tiếp điểm sau đó hãy dựa vào những vấn đề ta gặp phải mà suy đoán, khoang vùng và kiểm tra để có phương án khắc phục.Ví dụ đơn giản: các bạn có một dự án về đài khí tượng có nhiều mô đun cảm biến, các thông số thường hay biến động ->hãy kiểm tra nguồn cấp, một thông số sai lệch hãy kiểm tra mô đun cảm biến đó: dùng đồng hồ đo nguồn qua các điện trở nguồn ra bộ phận cảm biến (ngắn mạch ở đâu chắc hư ở đó), tất cả bình thường thì lôi đầu con IC ra thôi,kkkwink
  2. Các linh kiện như điện trở, cuộn cảm... thường ít hư hỏng nếu khi mua nó còn tốt, những linh kiện như sò, trans, tụ, IC, công tắc... dễ hỏng dễ hỏng hơn các linh kiện khác.
  3. Các phương pháp kiểm tra linh kiện thường phải tháo ra mới an toàn và chính xác nhưng rất bất tiện, hãy dùng kiến thức được học ở trường hay thực tế kiểm tra chúng. ví dụ sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra tụ, điện trở, IC ít chân, các công tắc,cái này mọi người chắc đã được biết và học nếu không hãy tra khảo trên mạng.
  4. Phối hợp linh hoạt các kinh nghiệm trên. kkklaugh
  5. Chắc mọi người sẽ khắc phục được các lỗi nhỏ của các thiết bị điện gia dụng ta hay dùng như vợt muỗi, máy nhạc... Chúc mọi người thành công,thấy được thì cho mình cái RATE NOTE nhá, thiếu sót gì mong được chỉ dẫn thêm ạ, cảm ơn mọi người!
lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Chuyên mục: 
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

SIM900(A)-Kiểm Tra Tài Khoản Trên Mô Đun Sim

Chào mọi người, hôm nay chúng ta quay lại với chủ đề với Sim900(A) và vấn đề ở đây là kiểm tra tài khoản khi sim vẫn hoạt động trên mô đun. Tại sao lại cần điều này???Vì việc kiểm tra tài khoản sau một thời gian hoạt động là điều quan trọng giúp hệ thống GSM của bạn hoạt động hiệu quả nhưng lấy ra gắn vào thiết bị khác là rất bất tiện. Và bài viết này sẽ là tiền đề để chúng ta phát triển các hoạt động tiện lợi khác với sim, khai thác hết và hiệu quả các khả năng của nó...như kiểm tra-nạp tài khoản từ thiết bị khác, lấy thông tin thời gian cuộc gọi, ngày giờ...chúng ta sẽ nói đến trong các bài viết sau nhá!

lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Arduino - Processing Basic 1

Xin chào mọi người, lâu nay trên cộng đồng của chúng ta đã có nhiều bài viết về arduino-processing, một phương thức điều khiển arduino bằng máy tính sử dụng ngôn ngữ Java tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng nó rất hữu ích cho các dự án cần về giao diện điều khiên hay giúp chúng ta luyện tập về ngôn ngữ Java. Những bài đã có trên cộng đồng đa số là về những dự án mẫu ứng dụng processing nên gây khó khăn cho các bạn newbie muốn tìm hiểu và ứng dụng nên mình xin có một vài bài viết hướng dẫn cơ bản về Processing.

lên
14 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Từ khóa: