Tự làm thiết bị cảnh báo khí CO với cảm biến MQ7

Chúng ta đã biết khí CO có hại cho sức khỏe con người, thậm chí đã có những vụ ngộ độc khí CO. Vì vậy hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn tự làm một thiết bị cảnh báo khí CO. Đồng thời mình cũng giới thiệu với các bạn con cảm biến khí CO MQ7.

OK.

I. Sơ qua về con cảm biến

Đây là con cảm biến giúp phát hiện khí CO trong không khí. Nó sử dụng điện áp 5v DC. Xuất tín hiệu ra cả 2 loại là analog và digital. Cảm biến có con biến trở để tinh chỉnh độ nhạy của đầu ra digital. Gồm 4 chân: Vcc, GND, AOUT, DOUT (Nghe tên thì chắc cũng biết chức năng rồi nhỉ !)

Ok đơn giản vậy thôi.

 

II. Làm thôi

1. Phần cứng

Chuẩn bị:

  • Arduino (Mình dùng con UNO)
  • Cảm biến khí CO MQ7
  • Buzzer (Còi)
  • Điện trở 220 ôm (Cho con buzzer)

Các bạn ráp theo mạch sau (Mình sài tín hiệu analog nha, nếu bạn thích thì sài digital cũng được nhưng phải điều chỉnh độ nhạy bằng biến trở):

OK Vậy là xong phần cứng

2. Lập trình

Phần code thì rất là đơn giản (Mình chưa sài tới 1kb flash luôn ó)

 

#define buzzer 10
#define sensor A0
int val;
void setup()
{
  pinMode(buzzer,OUTPUT);
}
void loop()
{
  val=analogRead(sensor);
  if(val>170) digitalWrite(buzzer,1); //Nếu mức độ khí CO >170 thì bật buzzer, bạn có thể chỉnh thông số 170 sao cho thích hợp.
}

 

III. Kết luận

Vậy là xong rồi ák, rất đơn giản phải không nào. Như vậy là ta có thể tự tạo được thiết bị cảnh báo khí CO để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngoài ra bạn có thể thay thế con cảm biến MQ7 bằng con cảm biến khác như cảm biến khí gas hay cảm biến mưa,...để phục vụ cho mục đích riêng của mình. Chúc các bạn sáng tạo, lập trình và chế tạo thật vui. Xin cảm ơn!

lên
22 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả

State Machine Với Arduino

   Xin chào các bạn! Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách lập trình, quản lý code khá thú vị và mới lạ, đó chính là State Machine hay trạng thái máy. Đây là một cách thức lập trình cũng được sử dụng khá nhiều cho các hệ thống, phần mềm, máy móc trong thực tế. Dưới đây, mình chỉ viết những gì mình biết và tìm hiểu được nên có gì sai sót, mong các bạn đã biết về state machine hãy góp ý cho mình bên dưới phần comment để bài viết hoàn thiện hơn. Bắt đầu thôi!

lên
10 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Lập trình Arduino không cần viết code - Phần 3: Chuyển đổi công nghệ, công nghệ khác tốt hơn

Đây là phần 3 của chuỗi bài "Lập trình Arduino không cần viết code".

Xem lại phần 2 tại đây.

Sau vài lần sử dụng phần mềm miniBloq, mình cảm thấy nó còn khá nhiều điểm yếu như có ít đối tượng lệnh nên còn một vài lệnh phải gõ tay hay câu lệnh không thống nhất với Arduino IDE (như trong arduino, lệnh digitalWrite() còn trong miniBloq thì là DigitalWrite),.. Nên mình đã lao đầu lên mạng tìm xem còn phần mềm nào khác tương tự không và mình đã tìm thấy một phần mềm hay hơn nhiều. Đó là mBlock. Và đã đến lúc chúng ta chuyển đổi công nghệ.

lên
47 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.