#define

Giới thiệu

#define là một đối tượng của ngôn ngữ C/C++ cho phép bạn đặt tên cho một hằng số nguyên hay hằng số thực. Trước khi biên dịch, trình biên dịch sẽ thay thế những tên hằng bạn đang sử dụng bằng chính giá trị của chúng. Quá trình thay thế này được gọi là quá trình tiền biên dịch (pre-compile).

Cú pháp

#define [tên hằng] [giá trị của hằng]

Ví dụ

#define pi 3.14

Nếu bạn viết code thế này ...

#define pi 3.14
float a = pi * 2.0;  //    pi = 6.28

thì sau khi pre-compile trước khi biên dịch, chương trình của bạn sẽ như thế này:

#define pi 3.14
float a = 3.14 * 2.0;  //   a = 6.28

Chú ý

Nếu một biến có tên trùng với tên hằng số được khai báo bằng #define thì khi pre-comile, cái biến ấy sẽ bị thay thế bằng giá trị của hằng số kia. Hệ quả tất yếu là khi biên dịch, chương trình của bạn sẽ bị lỗi cú pháp (bạn sẽ không dễ dàng nhận ra điều này). Đôi khi nó cũng dẫn đến lỗi logic - một lỗi rất khó sửa !

Nếu bạn viết thế này...

#define pi 3.14
float pi = 3.141592654;

thì sau khi pre-compile trước khi biên dịch, bạn sẽ được thế này:

#define pi 3.14
float 3.14 = 3.141592654;     //   lỗi cú pháp

Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng #define để khai báo hằng số khi không cần thiết. Bạn có thể sử dụng cách khai báo sau để thay thế:

const float pi = 3.14;

 

Reference Tags: 
lên
13 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Bài 7: Nâng cấp phiên bản Linux trên Intel Galileo

Phiên bản Linux mặc định trên Galileo bị thiếu nhiều chức năng do đã được Intel tinh giảm bớt đi. Một số câu lệnh hay các phần hỗ trợ thường có trên các bản Linux cũng có thể bị lược bỏ ít nhiều. Do đó, để có thể tận dụng được tối đa sức mạnh của Intel Galileo mà phần lõi là hệ điều hành Linux, bạn phải nâng cấp hệ điều hành này.

lên
2 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Bạn có biết Arduino là gì không? Tìm hiểu thêm...

"Tử thuở còn cắp sách tới trường, có lẽ bạn cũng như tôi, rất thích chơi xe điện tử - nhất là xe điều khiển từ xa! Hồi ấy, tôi rất hay đòi ba mẹ mua một chiếc mỗi khi họ đi công tác xa. Và cứ như một thói quen, chơi được 1 tuần tôi lại "tháo banh" chiếc xe của mình và xem các mạch điện tử. Nói là xem vậy thôi, chứ chủ yếu là tôi lấy mô tơ ra làm quạt chơi (hehe). Lên lớp 11, thì tôi biết đến mạch Arduino từ lời giới thiệu của anh trai, và từ đây, câu chuyện về xe điều khiển của tôi còn dừng lại ở cái quạt mô - tơ nữa....!"

lên
52 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.