digitalRead()

Giới thiệu

Đọc tín hiệu điện từ một chân digital (được thiết đặt là INPUT). Trả về 2 giá trị HIGH hoặc LOW.

Cú pháp

digitalRead(pin)

Thông số

pin: giá trị của digital muốn đọc

Trả về

HIGH hoặc LOW

Ví dụ

Ví dụ này sẽ làm cho đèn led tại pin 13 nhận giá trị như giá trị tại pin 2

int ledPin = 13; // chân led 13
int inPin = 2;   // button tại chân 2
int val = 0;     // biến "val" dùng để lưu tín hiệu từ digitalRead

void setup()
{
  pinMode(ledPin, OUTPUT);      // đặt pin digital 13 là output
  pinMode(inPin, INPUT);      // đặt pin digital 2 là input
}

void loop()
{
  val = digitalRead(inPin);   //  đọc tín hiệu từ digital2
  digitalWrite(ledPin, val);    // thay đổi giá trị của đèn LED là giá trị của digital 2
}

Chú ý

Nếu chân input không được kết nối với bất kỳ một thứ gì thì hàm digitalRead() sẽ trả về tín hiệu HIGH hoặc LOW một cách "hên xui"

Các chân Analog cũng có thể dùng được digitalRead với các cổng pin có tên như là: A0, A1,...

Reference Tags: 
lên
23 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.
Các bài viết cùng tác giả

Cách lưu trữ các biến số, mảng, chuỗi trong Arduino

Bạn có bao giờ tự hỏi những biến số, biến chuỗi hay biến mảng của mình được lâu ở đâu trên Arduino chưa? Trước kia, mình từng nghĩ rằng, nó được lưu ở vùng nhớ flash, nơi lưu trữ code mà chúng ta tải lên. Nhưng không, bình thường nó được lưu ở RAM!

Vậy RAM (viết tắt từ Random Access Memory) là gì? Nó là chữ viết tắt của một loại bộ nhớ chính của máy tính (Arduino cũng có thể xem là một máy tính). Như vậy nếu hết RAM, chương trình của bạn sẽ crash (hư – đỗ vỡ,…) một cách bất ngờ mà bạn không tài nào debug được (nếu bạn chưa đọc về bài này – hoặc những nội dung tương đương).

Vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần nắm rõ hơn bản chất của vấn đề này. Nó thật thú vị phải không nào?

lên
19 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Làm thế nào để một nhóm lập trình viên có thể làm việc cùng nhau hiệu quả?

Nhắc lại đến việc sáng tạo ra một sản phẩm mới, chắc hẳn bạn luôn muốn nó ra đời và có hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào mới ra đời cũng được mọi người chào đón một cách nồng nhiệt như iPhone. Gác lại đến vấn đề hiệu quả của sản phẩm, đó là chuyện khó. Trước tiên, ta phải giải quyết chuyện dễ, đó là kết hợp sức mạnh của nhiều người để tạo nên một đội ngũ mạnh mẽ trong việc lập trình. Bây giờ câu hỏi đặt ra cho bạn là? Bạn muốn trở thành một phần của một nhóm có cùng lý tưởng và tiến đến thành công, HAY tự bạn sẽ tìm đến thành công bởi một mình bạn?

lên
9 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.